Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

13/06/2024

Những lý do đằng sau việc đóng băng tài khoản có thể đa dạng và việc xử lý chúng đòi hỏi sự hiểu biết. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả trong trường hợp tài khoản ngân hàng bị đóng băng.

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng là gì?

Đóng băng tài khoản là một biện pháp mà các ngân hàng thực hiện nhằm hạn chế các giao dịch tiền ra từ tài khoản của khách hàng. Khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng, chủ tài khoản sẽ không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến tài khoản của mình, bao gồm rút tiền, chuyển khoản hoặc thanh toán hóa đơn. Đây là hành động do ngân hàng hoặc cơ quan tài chính thực hiện để ngưng hoạt động của tài khoản. Khi tài khoản bị đóng băng, người sở hữu tài khoản vẫn có thể truy cập vào thông tin của mình, nhưng không thể thực hiện các giao dịch nói trên.

Tìm hiểu về tài khoản ngân hàng bị đóng băng là gì

Tìm hiểu về tài khoản ngân hàng bị đóng băng là gì

Tại sao tài khoản ngân hàng bị đóng băng?

Trễ hạn đóng các khoản nợ

Nếu một món nợ không được thanh toán và chủ nợ yêu cầu, ngân hàng có thể đóng băng tài khoản để thu hồi tiền nợ. Quy trình này thường đòi hỏi sự chấp thuận từ toà án, đặc biệt khi có tranh chấp về nợ. Tòa án sẽ thông báo cho ngân hàng và thực hiện các bước tiếp theo. Trong trường hợp vay của Chính phủ, không cần quyết định từ toà án.

Chủ tài khoản có hành vi gian lận, không hợp pháp

Nếu ngân hàng phát hiện các hoạt động gian lận, rửa tiền hoặc hoạt động tài chính không hợp pháp, tài khoản có thể bị đóng băng để tuân thủ luật pháp. Ngân hàng có quyền đóng băng tài khoản nếu nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp và thường xuyên theo dõi và báo cáo các tài khoản có hoạt động đáng ngờ như lượng tiền lớn được chuyển đi một cách bất thường. Các dịch vụ giám sát tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ thông tin của chủ tài khoản trong trường hợp danh tính bị đánh cắp.

>> Xem thêmSao kê là gì? Cách sao kê tài khoản ngân hàng chuẩn chi tiết nhất

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng khi bạn có những giao dịch bất hợp pháp

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng khi bạn có những giao dịch bất hợp pháp

Được tòa án, cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu

Tài khoản có thể bị đóng băng khi có quyết định từ tòa án hoặc cơ quan quản lý tài chính yêu cầu điều này, đặc biệt trong trường hợp tranh chấp pháp lý về tài sản.

Do chủ tài khoản tự yêu cầu

Tài khoản có thể bị đóng băng khi chủ sở hữu qua đời mà không có người thừa kế hoặc khi chủ tài khoản chủ động yêu cầu đóng băng tài khoản.

Bảo vệ an ninh tài chính

Để bảo vệ an ninh tài chính của khách hàng, ngân hàng có thể đóng băng tài khoản khi phát hiện các hoạt động bất thường hoặc nghi ngờ việc truy cập tài khoản bị hack.

Phía ngân hàng phát hiện tài khoản hoạt đồng bất thường

Khi chủ tài khoản không tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng hoặc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết. Hay phát hiện hoạt động bất thường trong tài khoản của khách hàng, có thể là do các giao dịch không phù hợp với mô hình hoạt động thông thường của khách hàng hoặc có dấu hiệu của hoạt động gian lận, ngân hàng có thể quyết định đóng băng tài khoản để điều tra và bảo vệ tài chính của khách hàng cũng như ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn.

>> Xem thêmSố thẻ ngân hàng là gì? Phân biệt số thẻ và số tài khoản ngân hàng

Có nhiều lý do khiến tài khoản ngân hàng bị đóng băng

Có nhiều lý do khiến tài khoản ngân hàng bị đóng băng

Cần làm gì khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng?

Chủ động tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để tránh bị đóng băng tài khoản vĩnh viễn

Bạn chủ động liên hệ trực tiếp với ngân hàng để yêu cầu giải thích về việc tài khoản bị đóng băng và thực hiện các biện pháp khắc phục theo hướng dẫn, bao gồm hoàn trả nợ, cập nhật thông tin cá nhân và tăng cường bảo mật. Bạn nên tiếp tục duy trì liên lạc với ngân hàng để đảm bảo vấn đề được giải quyết đầy đủ và hiệu quả.

>> Xem thêmSố dư khả dụng là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra số dư khả dụng đơn giản

Liên hệ, yêu cầu mở tài khoản ngay lập tức nếu tài khoản ngân hàng của bạn là tài khoản doanh nghiệp

Ngay khi phát hiện tài khoản doanh nghiệp của bạn bị đóng băng, hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng mà bạn đang làm việc. Cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng tài khoản và yêu cầu mở tài khoản lại ngay lập tức. Ngân hàng có thể yêu cầu bạn cung cấp các tài liệu và thông tin liên quan để xác minh danh tính và hoàn cảnh của doanh nghiệp. Đảm bảo bạn chuẩn bị sẵn các tài liệu này để giúp quá trình mở lại tài khoản diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng

Liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng

Tạm ngừng các hoạt động giao dịch tới tài khoản bị đóng băng

Khi tài khoản của bạn bị đóng băng, việc tạm ngừng các hoạt động giao dịch tới tài khoản là một biện pháp cần thiết. Trong thời gian tài khoản của bạn bị đóng băng, hãy tránh gửi hoặc nhận tiền vào tài khoản đó để tránh tình trạng tiền bị kẹt và giao dịch không thành công. Nếu có bất kỳ thanh toán định kỳ nào đến hoặc từ tài khoản này, bạn nên thông báo cho đối tác liên quan và thay đổi phương thức thanh toán.

>> Xem thêmTín dụng đen là gì? Đặc điểm, cách nhận biết & Rủi ro của tín dụng đen

Đặc điểm của tài khoản ngân hàng bị đóng băng

  • Tài khoản bị đóng băng không thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán, hoặc ủy quyền thanh toán.
  • Trong thời gian tài khoản bị đóng băng, các khoản tiền gửi sẽ được bảo lưu và không được phép rút ra, nhưng nếu có người chuyển khoản tiền vào tài khoản, số tiền vẫn sẽ được ghi nhận.
  • Không có quy định cụ thể về thời gian đóng băng tài khoản. Tài khoản có thể được bỏ đóng băng khi chủ tài khoản đáp ứng được các điều kiện của quy trình đóng băng.
  • Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đóng băng tài khoản ngân hàng. Nguyên nhân dẫn tới đóng băng tài khoản có thể bao gồm yêu cầu từ tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trong một số trường hợp, tổ chức có thể tạm thời khóa tài khoản mà không cần phải thông qua phán quyết từ tòa án.

>>Xem thêmNợ xấu là gì? Phân loại các nhóm và cách kiểm tra nợ xấu chính xác

Các giao dịch ghi nợ sẽ không thể thực hiện khi tài khoản bị đóng băng

Các giao dịch ghi nợ sẽ không thể thực hiện khi tài khoản bị đóng băng

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng phải làm sao? 

Bước 1: Xác định nguyên nhân tài khoản bị đóng băng

Đầu tiên, xác định nguyên nhân tài khoản bị đóng băng bằng cách liên hệ với ngân hàng hoặc cơ quan quản lý tài chính để được hỗ trợ. Bạn có thể cần cung cấp thông tin và giải thích về các hoạt động gần đây trên tài khoản.

Bước 2: Khắc phục các nguyên nhân

Nếu nguyên nhân tài khoản bị đóng băng xuất phát từ bạn, bạn cần tự giải quyết vấn đề này để mở lại tài khoản. Điều này có thể bao gồm:

  • Tốt nhất bạn nên thanh toán các khoản nợ chưa thanh toán ngay lập tức để giải quyết tình trạng đóng băng.
  • Nếu bạn có các hoạt động vi phạm quy định của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, bạn cần sửa chữa lỗi này và đảm bảo tuân thủ các quy định để tài khoản được mở lại.
  • Cung cấp các bằng chứng để minh chứng rằng các hoạt động của bạn là hợp pháp nếu bị nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp, giúp ngân hàng hoặc tổ chức tài chính hiểu rõ về tình hình và mở lại tài khoản của bạn.

Bước 3: Liên hệ các phía có thẩm quyền giải quyết

Nếu tài khoản bị đóng băng do quyết định của các cơ quan có thẩm quyền như tòa án, bạn cần liên hệ trực tiếp với cơ quan này để giải quyết vấn đề và tuân thủ các quyết định của họ.

Nếu tình hình phức tạp, bạn có thể cần sự hỗ trợ từ các văn phòng luật sư để được tư vấn về pháp lý và được hướng dẫn cách giải quyết tốt nhất. Luật sư có thể giúp bạn hiểu rõ quy trình pháp lý và đại diện cho bạn trong quá trình giải quyết vấn đề với cơ quan có thẩm quyền.

>> Xem thêmTỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì? Tỷ lệ bao phủ nợ xấu các ngân hàng Việt Nam

Nhờ đến sự trợ giúp của cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ tốt nhất

Nhờ đến sự trợ giúp của cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ tốt nhất

Bước 4: Cung cấp thông tin và làm theo yêu cầu

Trong quá trình giải quyết vấn đề với các cơ quan chức năng hoặc các đơn vị có thẩm quyền, bạn có thể cần cung cấp các tài liệu và thông tin để chứng minh tính hợp pháp và chính đáng của tài khoản cũng như các hoạt động trên tài khoản.

Các tài liệu và thông tin này có thể bao gồm:

  • Biên bản giao kèo hoặc hợp đồng liên quan đến tài khoản.
  • Các bằng chứng về nguồn gốc của các khoản tiền được gửi vào tài khoản.
  • Các hóa đơn, giấy tờ, hoặc tài liệu khác liên quan đến các giao dịch trên tài khoản.
  • Bất kỳ thông tin bổ sung nào cần thiết để làm rõ vấn đề và chứng minh tính hợp pháp của hoạt động tài chính.

Bước 5: Chờ xác minh và được mở tài khoản

Sau khi đã xác định nguyên nhân và khắc phục được vấn đề, bạn cần chờ đợi quá trình xác minh và mở lại tài khoản. Quá trình mở lại tài khoản bị đóng băng thường đòi hỏi sự hợp tác giữa bạn và cơ quan có thẩm quyền và có thể mất một khoảng thời gian đáng kể để hoàn thành các bước cần thiết.

Bạn cần hợp tác với ngân hàng cung cấp các giấy tờ cần thiết để mở lại tài khoản bị đóng băng

Bạn cần hợp tác với ngân hàng cung cấp các giấy tờ cần thiết để mở lại tài khoản bị đóng băng

Cách đề phòng tài khoản ngân hàng bị đóng băng

Sau đây là một vài cách đề phòng tài khoản ngân hàng bị đóng băng:

  • Bạn cần tuân thủ các quy định và quy tắc về giao dịch tài chính để tránh tài khoản bị đóng băng, bao gồm việc không tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp hoặc gian lận tài chính.
  • Đảm bảo mọi giao dịch bạn thực hiện đều hợp pháp và có các tài liệu chứng minh nguồn gốc của tiền để tránh rủi ro.
  • Thanh toán đúng hạn các khoản nợ như vay vốn, thẻ tín dụng, hoặc các khoản phí dịch vụ để giảm nguy cơ tài khoản bị đóng băng do nợ phát sinh.
  • Kiểm soát tài chính cá nhân của bạn cẩn thận để tránh mắc nợ quá hạn hoặc không quản lý được các khoản vay.

>> Xem thêmLãi suất phi rủi ro là gì? Cách tính lãi suất phi rủi ro chính xác

Thanh toán nợ đúng hạn sẽ giúp bạn duy trì lịch sử tín dụng tốt và tránh các khoản phí phạt không đáng có

Thanh toán nợ đúng hạn sẽ giúp bạn duy trì lịch sử tín dụng tốt và tránh các khoản phí phạt không đáng có

Câu hỏi thường gặp

Khi nào tài khoản ngân hàng bị đóng băng?

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng khi bạn không thể truy cập vào số dư trong tài khoản, thực hiện giao dịch hoặc rút tiền. Có nhiều lý do khiến tài khoản ngân hàng bị đóng băng, bao gồm:

  • Ngân hàng nhận được lệnh của tòa án.
  • Tài khoản bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
  • Chủ tài khoản vi phạm các điều khoản sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
  • Tài khoản không hoạt động trong một thời gian dài. 

Nếu bạn chậm tất toán khoản vay, bạn có thể bị tính lãi phạt và bị đưa vào danh sách nợ xấu

Nếu bạn chậm tất toán khoản vay, bạn có thể bị tính lãi phạt và bị đưa vào danh sách nợ xấu

Tài khoản bị đóng băng có nhận được tiền không?

Có, nếu tài khoản chỉ bị khóa một chiều, cụ thể là chỉ khóa chiều chuyển tiền đi, còn chiều nhận tiền vẫn hoạt động bình thường. Do đó, bạn vẫn có thể nhận được tiền người khác chuyển đến.

Tài khoản bị đóng băng có mở lại được không?

Tùy thuộc vào lý do tài khoản bị đóng băng, bạn có thể mở lại được hoặc không.

  • Nếu tài khoản bị đóng băng do nợ quá hạn, bạn chỉ có thể mở lại sau khi thanh toán đầy đủ khoản nợ.
  • Nếu tài khoản bị đóng băng do nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp, việc đóng băng tài khoản sẽ được dỡ bỏ sau khi việc điều tra làm rõ nghi ngờ trên hoàn tất. 
  • Nếu tài khoản bị đóng băng do lệnh của tòa án, tài khoản bị đóng băng có mở lại khi vụ án được giải quyết.
  • Nếu tài khoản bị đóng băng do nghi ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố, tài khoản bị đóng băng có mở lại khi cơ quan điều tra hoàn tất xác minh.

>> Xem thêmDư nợ thẻ tín dụng là gì? Cách kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng đầy đủ nhất

Tóm lại, tài khoản ngân hàng bị đóng băng có thể gây ra nhiều lo ngại và không tiện lợi cho các hoạt động tài chính cá nhân. Hy vọng qua bài viết của Tikop đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây ra tài khoản ngân hàng bị đóng băng và áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả, bạn có thể nhanh chóng giải quyết tình huống và khôi phục tính linh hoạt cho tài khoản của mình. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Thẻ đen là gì? Các đặc quyền thẻ đen ngân hàng với nhiều lợi ích

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Thẻ đen là gì? Các đặc quyền thẻ đen ngân hàng với nhiều lợi ích

Thẻ đen hay còn được biết đến là chiếc thẻ quyền lực, thể hiện đẳng cấp của người sở hữu. Vậy thẻ đen là gì? Điều kiện sở hữu cũng như các thông tin liên quan tới thẻ đen. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết của Tikop.

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

25/08/2024

Top 10 nghề tay trái kiếm thêm thu nhập cho nhân viên văn phòng 2024

KINH NGHIỆM VÀ CHIA SẺ

Top 10 nghề tay trái kiếm thêm thu nhập cho nhân viên văn phòng 2024

Với sự phát triển không ngừng của kinh tế và công nghệ, nghề tay trái đã nổi lên, mang lại cơ hội kiếm thêm thu nhập hấp dẫn cho nhân viên văn phòng. Trong bài viết hôm nay, Tikop sẽ cùng bạn điểm qua top 10 nghề tay trái kiếm thêm thu nhập cho nhân viên văn phòng 2024 nhé!

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

09/04/2024

Làm nghề gì nhiều tiền? TOP ngành nghề có thu nhập cao hiện nay

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Làm nghề gì nhiều tiền? TOP ngành nghề có thu nhập cao hiện nay

Trên con đường sự nghiệp, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp không chỉ giúp bạn thăng tiến mà còn ảnh hưởng đến mức thu nhập của bạn. Tikop đưa ra danh sách các ngành nghề có thu nhập cao hiện nay mà bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

09/04/2024

Có nên bỏ phố về quê lập nghiệp không? Những điều cần chuẩn bị

KINH NGHIỆM VÀ CHIA SẺ

Có nên bỏ phố về quê lập nghiệp không? Những điều cần chuẩn bị

Trong bối cảnh xã hội đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng và áp lực từ cuộc sống đô thị ngày càng tăng, nhiều người đang đặt ra câu hỏi "Có nên bỏ phố về quê lập nghiệp không?" Quyết định này không chỉ đòi hỏi sự dũng cảm mà còn cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo thành công trong việc khởi nghiệp tại quê nhà. Trong bài viết này, Tikop sẽ cung bạn giải đáp liệu có nên bỏ phố về quê lập nghiệp không và những điều cần chuẩn bị nhé!

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

19/05/2024