Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Nên đầu tư cổ phiếu ngành gạo không? 5 cổ phiếu ngành gạo tiềm năng

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

26/09/2024

Bạn đang tìm kiếm một kênh đầu tư ổn định và lâu dài? Với nhu cầu tiêu thụ luôn ổn định, cổ phiếu ngành gạo có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc. Tuy nhiên, đâu là những mã cổ phiếu gạo tiềm năng nhất hiện nay? Cùng Tikop khám phá sâu hơn về tiềm năng và rủi ro của ngành gạo, đồng thời tìm hiểu top 5 mã cổ phiếu gạo đáng chú ý nhất trong bài viết dưới đây.

Danh sách những mã cổ phiếu ngành gạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Dưới đây là danh sách các mã cổ phiếu ngành gạo đang niêm yết trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam (sàn HNX, sàn HOSE, sàn UPCOM):

Tổng hợp TOP 5 mã cổ phiếu ngành gạo tiềm năng 2024

Tổng hợp TOP 5 mã cổ phiếu ngành gạo tiềm năng 2024

Sàn

Mã chứng khoán

Tên doanh nghiệp

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (Cổ phiếu)

Vốn hoá (Tỷ đồng)

HNX

TAR

Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An

78.319.777

438,59

HOSE

NAF

Công ty CP Nafoods Group

50.564.090

897,51

HOSE

AGM

Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang

18.200.000

52,42

HOSE

LAF

Công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An

15.228.019

247,46

HOSE

PAN

Công ty CP Tập đoàn PAN

208.894.750

4.679,24

UPCOM

VSF

Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Công ty cổ phần

500.000.000

16.350

UPCOM

LTG

Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời

100.741.465

1.531,27

UPCOM

AFX

Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang

35.000.000

273

UPCOM

AGX

Công ty CP Thực phẩm Nông sản XUất khẩu Sài Gòn

10.800.000

757,08

UPCOM

NDF

Công ty CP chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định

7.853.800

7,07

UPCOM

BLT

Công ty CP Lương thực Bình Định

4.000.000

203,60

>> Xem thêm: TOP 5 mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng năm 2024 bạn nên biết

Tiềm năng, rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu ngành gạo

Tiềm năng

Cổ phiếu ngành gạo có nhiều tiềm năng đầu tư:

  • Nhu cầu toàn cầu tăng cao: Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo đã gây ra tình trạng khan hiếm cung trên toàn cầu, đẩy giá gạo lên mức cao kỷ lục trong 15 năm qua. Điều này mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, trong đó có LTG, TAR và PAN.
  • Chính sách hỗ trợ: Nhà nước hiện có các chính sách hỗ trợ ngành gạo, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
  • Tăng sản lượng lúa: Vụ đông xuân có sản lượng lúa đạt mức kỷ lục mới, ước tính khoảng 20,32 triệu tấn, tăng hơn 132.500 tấn so với năm trước. Tính đến hiện tại, cả nước sản xuất khoảng 43,4 triệu tấn lúa, sau khi ưu tiên cung cấp gạo cho thị trường nội địa và đảm bảo đủ lượng dự trữ, nước ta sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo.

>> Xem thêm: TOP 5 mã cổ phiếu ngành thủy sản tiềm năng năm 2024 bạn nên biết

Tiềm năng cổ phiếu ngành gạo

Tiềm năng cổ phiếu ngành gạo

Rủi ro

Mặc dù tiềm năng phát triển là rất lớn, đầu tư vào cổ phiếu ngành gạo vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định mà nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Rủi ro về kết quả kinh doanh: Mặc dù ngành gạo có nhiều tiềm năng, các doanh nghiệp sản xuất gạo lại đang gặp phải những khó khăn về kết quả kinh doanh. Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp gạo giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thậm chí một số doanh nghiệp báo lỗ, biên lợi nhuận của mảng kinh doanh gạo chỉ còn 3,5%, cho thấy hiệu quả kinh doanh chưa cao. 
  • Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài: Hiện tượng El Nino, các chính sách cấm xuất khẩu của Ấn Độ, Nga và UAE đều tác động trực tiếp đến giá gạo và sản lượng.
  • ROE ngành gạo: Không phải tất cả các cổ phiếu gạo đều tăng trưởng như nhau khi giá gạp tăng. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo thường có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn, cho thấy khả năng sinh lời tốt hơn so với các doanh nghiệp thương mại trong ngành.
  • Rủi ro thị trường: Những biến động của thị trường có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các doanh nghiệp và giá cổ phiếu. Các rủi ro này đến từ sự khó ổn định của điều kiện thời tiết, sự cạnh tranh và các chính sách của nhà nước.

Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ngành gạo

Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ngành gạo

Có nên đầu tư cổ phiếu ngành gạo không?

Ngành gạo là một ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt trong dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh dân số tăng và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cổ phiếu ngành gạo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt, nhà đầu tư cần:

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng: Tìm hiểu kỹ về các doanh nghiệp trong ngành, so sánh và đánh giá các chỉ số tài chính, năng lực cạnh tranh và chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp.
  • Đa dạng hóa danh mục: Không nên tập trung quá nhiều vào một cổ phiếu duy nhất, mà nên phân bổ vốn vào nhiều cổ phiếu khác nhau để giảm thiểu rủi ro.
  • Theo dõi thị trường thường xuyên: Luôn cập nhật thông tin về thị trường gạo, các chính sách của nhà nước và các sự kiện có thể ảnh hưởng đến ngành.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn đầu tư.

Ngành gạo hiện tại có nhiều rủi ro, cần cân nhắc trước khi đầu tư

Ngành gạo hiện tại có nhiều rủi ro, cần cân nhắc trước khi đầu tư

Đối tượng nhà đầu tư phù hợp với cổ phiếu ngành gạo:

  • Nhà đầu tư dài hạn: Những người có tầm nhìn dài hạn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong ngắn hạn để đổi lấy lợi nhuận lâu dài.
  • Nhà đầu tư có kiến thức: Những người có kiến thức về thị trường chứng khoán, ngành nông nghiệp và khả năng phân tích báo cáo tài chính.
  • Nhà đầu tư sẵn sàng nghiên cứu: Những người sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu về các doanh nghiệp trong ngành.

>> Xem thêm: Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

TOP 5 mã cổ phiếu ngành gạo tiềm năng 2024

LTG - Tập đoàn Lộc Trời

Tập đoàn Lộc Trời là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là gạo. Với nhiều năm kinh nghiệm và hệ sinh thái nông nghiệp khép kín, Lộc Trời đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Các thông tin cơ bản cần nắm về Tập đoàn Lộc Trời bao gồm:

  • Mã CK: LTG
  • Ngày niêm yết: 24/7/2017
  • Vốn hóa: 1.531,27 tỷ đồng
  • Giá ngày giao dịch đầu tiên: 58.500 đồng
  • Khối lượng niêm yết: 100.741.465 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 100.741.465 cổ phiếu

Tình hình chung của ngành gạo trong năm 2024 không quá khả quan, quý I vừa qua là một quý đầy khó khăn đối với Lộc Trời khi doanh nghiệp này phải đối mặt với khoản lỗ lên tới 97 tỷ đồng.

Hiện tại, mã cổ phiếu LTG đang đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn đến từ các vấn đề trong việc thanh toán tiền lúa cho nông dân, kinh doanh thua lỗ và thay đổi nhân sự hàng loạt. Nhà đầu tư cần thận trọng khi quyết định đầu tư vào mã cổ phiếu LTG trong giai đoạn này. 

Tập đoàn Lộc Trời có mã chứng khoán là LTG

Tập đoàn Lộc Trời có mã chứng khoán là LTG

TAR - CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An 

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An là một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là gạo. Công ty nổi tiếng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gạo, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Trung An không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạo mà còn tham gia vào các hoạt động liên quan như sản xuất giống, phân phối vật tư nông nghiệp, và xuất khẩu gạo.

  • Mã CK: TAR
  • Ngày niêm yết: 20/02/2019
  • Vốn hóa: 438,59 tỷ đồng
  • Giá ngày giao dịch đầu tiên: 16.300 đồng
  • Khối lượng niêm yết: 78.319.777 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 78.319.777 cổ phiếu

Sau một thời gian bị hạn chế giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính, cổ phiếu TAR của Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã được HNX cho phép giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 31/5 với giá tham chiếu 6.100 đồng/cp.

Theo đó, hơn 78,3 triệu cổ phiếu TAR đã chính thức được đưa trở lại sàn giao dịch UPCoM từ ngày 31/5 sau khi công ty khắc phục được những thiếu sót về báo cáo tài chính.

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An có mã chứng khoán là TAR

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An có mã chứng khoán là TAR

PAN - CTCP Tập đoàn PAN

Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình (PAN) là một tập đoàn đa ngành, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Với lịch sử hình thành từ năm 1993, PAN đã xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh đa dạng, bao gồm các dịch vụ vệ sinh công nghiệp, quản lý tòa nhà, sản xuất nông nghiệp và chế biến thủy sản. 

  • Mã CK: PAN
  • Ngày niêm yết: 22/12/2006
  • Vốn hóa: 4.679,24 tỷ đồng
  • Giá ngày giao dịch đầu tiên: 0 đồng
  • Khối lượng niêm yết: 216.294.580 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 208.894.750 cổ phiếu

Với tổng tài sản đạt 23.364 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 370 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn PAN đã có một nửa đầu năm khá thành công. PAN Group đã ghi nhận lợi nhuận gộp 1.312 tỷ đồng, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung.

Báo cáo tài chính bán niên cho thấy PAN đang có một nửa đầu năm khá thành công với sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, cấu trúc tài chính của công ty đang có dấu hiệu căng thẳng với mức nợ tăng cao. Việc đầu tư chứng khoán chưa hiệu quả cũng là một rủi ro cần được quan tâm.

Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình đang có nhiều thành công

Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình đang có nhiều thành công

AGM – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang

Được thành lập từ năm 1976, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (AGM), tiền thân là Angimex, đã có một hành trình dài phát triển và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, AGM đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, từ xuất khẩu gạo truyền thống đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

  • Mã CK: AGM
  • Ngày niêm yết: 14/12/2012
  • Vốn hóa: 52,42 tỷ đồng
  • Giá ngày giao dịch đầu tiên: 20.200 đồng
  • Khối lượng niêm yết: 18.200.000 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 18.200.000 cổ phiếu

Thị trường chứng khoán ghi nhận sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu AGM, với mức giảm gần 6,5% trong phiên giao dịch gần nhất và giảm hơn 33% trong suốt tháng 7. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Angimex đang gặp nhiều thách thức.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang đang gặp nhiều thách thức

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang đang gặp nhiều thách thức

AFX – CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang

Với lợi thế về vùng nguyên liệu, kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng, CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang đã và đang cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ lớn như Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, và các doanh nghiệp tư nhân khác để khẳng định vị thế số một trên thị trường xuất khẩu gạo.

  • Mã CK: AFX
  • Ngày niêm yết: 02/12/2016
  • Vốn hóa: 273 tỷ đồng
  • Giá ngày giao dịch đầu tiên: 8.000 đồng
  • Khối lượng niêm yết: 35.000.000 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 35.000.000 cổ phiếu

Năm 2024 là một năm không quá thành công của CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang. Dù đưa ra mức giá khởi điểm cao hơn gấp đôi thị trường, công ty vẫn không tìm được người mua cho 3.018.750 cổ phiếu AFX mà họ muốn bán. Điều này cho thấy nhà đầu tư không mấy mặn mà với cổ phiếu này, có thể do những lo ngại về tình hình kinh doanh của AFX hoặc những yếu tố khác chưa được tiết lộ.

Mã chứng khoán AFX hiện tại ít được ưa chuộng

Mã chứng khoán AFX hiện tại ít được ưa chuộng

Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành gạo

Nghiên cứu thị trường ngành gạo

Trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu ngành gạo nào, nhà đầu tư cần dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường này. Các yếu tố cần quan tâm bao gồm:

  • Cung cầu gạo toàn cầu: Theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo trên thế giới, các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu như thời tiết, chính sách của các quốc gia, dịch bệnh.
  • Chính sách của nhà nước: Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu gạo của nhà nước có tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành.
  • Giá gạo thế giới: Biến động giá gạo thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
  • Cạnh tranh: Đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành, các đối thủ cạnh tranh chính và lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

Một số lưu ý quan trọng khi đầu tư vào cổ phiếu ngành gạo

Một số lưu ý quan trọng khi đầu tư vào cổ phiếu ngành gạo

Phân tích rủi ro khi đầu tư

Đầu tư vào cổ phiếu ngành gạo đi kèm với nhiều rủi ro:

  • Rủi ro thời tiết: Thiên tai như hạn hán, lũ lụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng gạo, gây biến động giá.
  • Rủi ro chính sách: Các thay đổi trong chính sách của nhà nước có thể tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp.
  • Rủi ro cạnh tranh: Cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia sản xuất gạo khác có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Rủi ro về thông tin: Thông tin không minh bạch hoặc sai lệch có thể dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm.

Tránh bị FOMO theo thị trường

FOMO, hay nỗi sợ bỏ lỡ, là một tâm lý phổ biến trong đầu tư. Khi thấy giá cổ phiếu tăng vọt, nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng nếu không tham gia và có thể bỏ lỡ cơ hội kiếm lời lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư dựa trên cảm xúc này thường dẫn đến những quyết định sai lầm và gây thiệt hại cho tài sản.

FOMO là một tâm lý khá nguy hiểm trong đầu tư vì làm mất đi tính khách quan và khả năng nhận định sáng suốt, mua cổ phiếu khi giá đã tăng quá cao dẫn đến bán tháo khi hoảng loạn, làm rối các kế hoạch đầu tư và đe doạ đến tài sản của nhà đầu tư.

Tâm lý FOMO trong đầu tư thường đến từ sự không chắc chắn về mục tiêu đầu tư, kiến thức đầu tư hoặc đơn giản là sự thiếu kiên nhẫn. Do vậy, để tránh bị tâm lý này ảnh hưởng, nhà đầu tư phải đặt ra kế hoạch đầu tư rõ ràng, nắm vững kiến thức phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, kiên nhẫn với kế hoạch và kiểm soát được cảm xúc của mình.

Nên lưu ý tránh FOMO khi đầu tư cổ phiếu, nhất là cổ phiếu ngành gạo

Nên lưu ý tránh FOMO khi đầu tư cổ phiếu, nhất là cổ phiếu ngành gạo

Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư

Hãy hình dung bạn đang đặt tất cả trứng của mình vào một giỏ. Nếu giỏ đó bị rơi, bạn sẽ mất hết trứng. Đầu tư cũng vậy, nếu bạn chỉ tập trung vào một cổ phiếu duy nhất, khi cổ phiếu đó gặp khó khăn, toàn bộ danh mục đầu tư của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư giống như việc phân tán rủi ro. Thay vì chỉ đầu tư vào một cổ phiếu, bạn sẽ đầu tư vào nhiều cổ phiếu khác nhau thuộc nhiều ngành khác nhau. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nếu một cổ phiếu hoặc một ngành nào đó gặp khó khăn. 

Bạn có thể đa dạng hoá theo ngành (ví dụ: ngân hàng, bất động sản, công nghệ, tiêu dùng...), theo khu vực địa lý (các công ty có trụ sở ở các quốc gia khác nhau), hoặc đa dạng hoá theo loại tài sản (trái phiếu, quỹ đầu tư, vàng, chứng chỉ quỹ,...) để tạo ra một danh mục đầu tư cân bằng hơn.

>> Xem thêm: Làm thế nào quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả?

Những câu hỏi thường gặp

Cổ phiếu ngành gạo nào thấp nhất?

Cổ phiếu ngành gạo thấp nhất vào ngày 03/08/2024 là mã AGM của Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang với mức giá là 2.940 đồng/CP.

Giá cổ phiếu ngành gạo nào cao nhất?

Cổ phiếu ngành gạo cao nhất vào ngày 03/08/2024 là mã LAF của Công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An với mức giá là 26.280 đồng/CP.

Trên đây là bài viết Nên đầu tư cổ phiếu ngành gạo không? 5 cổ phiếu ngành gạo tiềm năng. Theo dõi Tikop ngay để nhận cái bài viết kiến thức chứng khoán mới nhất.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

26/08/2024

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023