Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Hao mòn lũy kế là gì? Cách tính giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

23/08/2024

Tính toán hao mòn lũy kế tài sản là hoạt động quan trọng trong quá trình xác định chi phí doanh nghiệp. Vậy Hao mòn lũy kế là gì và cách tính hao mòn lũy kế như thế nào, hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau nhé!

Hao mòn lũy kế là gì?

Khái niệm hao mòn lũy kế

Hao mòn lũy kế là khái niệm quan trọng trong kế toán, đặc biệt liên quan đến tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó thể hiện phần giá trị của tài sản cố định đã được phân bổ và ghi nhận vào chi phí trong các kỳ kế toán trước đó. Nói cách khác, hao mòn lũy kế cho biết tài sản cố định đã "già đi" bao nhiêu so với khi mới mua vào.

Xác định hao mòn dựa trên các tiêu chí về thời gian sử dụng, tần suất sử dụng, mức độ khai thác công dụng cũng như các giá trị còn có thể đáp ứng cho tương lai. Căn cứ vào giá trị hao mòn lũy kế, doanh nghiệp có thể đánh giá liệu hoạt động sử dụng tài sản có hiệu quả hay chưa, đồng thời xác định được giá trị sở hữu còn lại của doanh nghiệp.

Ví dụ về hao mòn lũy kế

Công ty ABC mua một tài sản cố định với giá là 100 triệu đồng, có tuổi thọ là 11 năm. Thời gian trích khấu hao của tài sản này dự kiến là 10 năm. Vậy, hàng năm doanh nghiệp phải trích 100:10 = 10 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản vào chi phí kinh doanh.

>> Xem thêmKhấu hao là gì? Những cách tính khấu hao chi tiết, có ví dụ

Hao mòn lũy kế tiếng Anh là gì?

Hao mòn lũy kế tiếng Anh là Accumulated Depreciation.

Hao mòn lũy kế là chi phí rất quan trọng của doanh nghiệp

Hao mòn lũy kế là chi phí rất quan trọng của doanh nghiệp

Ý nghĩa của hao mòn lũy kế

Phản ánh đúng giá trị của tài sản

Hao mòn lũy kế giúp phản ánh đúng giá trị của tài sản cố định. Các tài sản này thường có giá trị cao và được sử dụng trong thời gian rất dài, việc tính toán hao mòn lũy kế có thể xác định phần giá trị thực tế của tài sản được sử dụng tại mỗi thời điểm.

Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Quá trình đánh giá hao mòn lũy kế sẽ cho biết tài sản có được sử dụng hiệu quả và hợp lý không. Nếu thời gian sử dụng tài sản thấp hơn thời gian trích khấu hao dự kiến hoặc giá trị còn lại của tài sản thấp hơn giá trị còn lại dự kiến của tài sản tại thời điểm đó, việc sử dụng tài sản đang lãng phí, không hiệu quả.

Phản ánh đúng chi phí của doanh nghiệp

Tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu nếu không tính toán hao mòn lũy kế mà tính chi phí ngay từ ban đầu thì phần chi phí ban đầu sẽ rất cao. Điều này sẽ gây trở ngại cho việc xác định chính xác lợi nhuận kinh doanh.

Ý nghĩa của Hao mòn lũy kế

Ý nghĩa của Hao mòn lũy kế

Các thuật ngữ liên quan hao mòn lũy kế

Hao mòn tài sản cố định

Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật,... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.”

Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định

Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC cũng có quy định về giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định:

Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.”

Khấu hao tài sản cố định

Cũng theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.”

>> Xem thêmTài sản lưu động là gì? Phân biệt tài sản lưu động và cố định

Nguyên tắc xác định hao mòn lũy kế

Cuối mỗi tháng, kế toán phải thực hiện các nghiệp vụ để xác định hao mòn thực tế và trích khấu hao tài sản cố định cho các bộ phận. Thời gian bắt đầu tính hao mòn này kể từ lần đầu xác định giá trị của tài sản, sau quá trình sử dụng tính đến thời điểm hiện tại thực hiện báo cáo. 

Ở mỗi báo cáo, giá trị hao mòn lũy kế là khác nhau, tùy thuộc vào thực tế sử dụng và chất lượng còn lại của tài sản. Trong bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu hao mòn lũy kế là số dư có của tài khoản 214.

Xác định hao mòn lũy kế do kế toán thực hiện

Xác định hao mòn lũy kế do kế toán thực hiện

Nguyên tắc xác định giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định

Quy định chung

Mọi tài sản cố định có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải xác định hao mòn lũy kế theo quy định hiện hành, gồm cả tài sản đang chờ thanh lý, tài sản không cần dùng hay tài sản chưa dùng. Nhà nước có quy định về khung thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn cho từng loại tài sản cố định. 

Thời gian sử dụng tài sản cố định

Thời gian sử dụng tài sản cố định được cơ quan quản lý trực tiếp xem xét và quyết định, đảm bảo phù hợp với quy định chung. Doanh nghiệp muốn nâng cấp hay tháo dỡ tài sản cố định để tăng thời gian sử dụng thì phải có biên bản trình bày gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời doanh nghiệp cần đăng ký thời gian sử dụng mới với cơ quan quản lý.

>> Xem thêmTài sản ngắn hạn là gì? Cách tính tài sản ngắn hạn chi tiết

Thời gian sử dụng của tài sản cố định vô hình

Thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình do doanh nghiệp tự quyết định, bảo đảm trong khoảng thời gian Nhà nước quy định, không dưới 3 năm và không quá 20 năm.

Những tài sản được Nhà nước giao quản lý phải được tính hao mòn hàng năm (trừ những tài sản có tính chất đặc biệt), phải tính toán được giá trị trong quyền sử dụng, khai thác tài sản của mình. Tài sản cố định thuê ngoài nhằm mục đích sử dụng tạm thời phải cam kết sử dụng hiệu quả, bảo quản và giữ gìn tài sản.

>> Xem thêmTài sản tài chính là gì? Phân loại, đặc điểm của tài sản tài chính

Tài sản cố định không phải tính hao mòn

Các tài sản cố định không phải tính hao mòn là:

  • Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn vẫn còn sử dụng được.
  • Tài sản cố định chưa tính đủ hao mòn đã hư hỏng, không tiếp tục sử dụng.

Nguyên tắc xác định giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định

Nguyên tắc xác định giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định

Cách tính giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định

Có 3 cách tính giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định (TSCĐ), tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích tính.

  • Công thức tính mức hao mòn hàng năm đối với tài sản cố định:

Mức hao mòn hàng năm của mỗi TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

  • Công thức tính tổng số hao mòn của tài sản cố định tại năm N:

Số hao mòn tính cho năm N = Số hao mòn đã tính của năm (N – 1) + Số hao mòn tăng năm N – Số hao mòn giảm năm N

  • Công thức tính hao mòn trung bình năm của tài sản cố định, nếu thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản thay đổi, ảnh hưởng đến giá trị tính trên tài sản:

Hao mòn TB năm của TSCĐ = Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ / Thời gian sử dụng TSCĐ còn lại

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hao mòn lũy kế tài sản cố định là gì, cách tính và quy định về thời gian sử dụng tài sản cố định. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ Kiến thức tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/08/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

26/07/2024

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Gửi tiền tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng Tikop tìm hiểu gửi tiền tiết kiệm là gì và cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

06/08/2024

Tài sản ngắn hạn là gì? Đặc điểm, phân biệt với tài sản dài hạn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tài sản ngắn hạn là gì? Đặc điểm, phân biệt với tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán và tài chính, thường được nhắc đến khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Vậy tài sản ngắn hạn là gì? Cách tính tài sản ngắn hạn chính xác chi tiết như thế nào? Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

12/09/2024