Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?
Khái niệm cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là loại cổ phần có số phiếu được biểu quyết nhiều hơn so với số phiếu phổ thông khác (theo khoản 1 Điều 116 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14). Số phiếu như thế nào để trở thành cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ được quy định tùy thuộc vào điều lệ mỗi công ty.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết thuộc loại cổ phần ưu đãi đóng vai trò quan trọng trong các công ty cổ phần
Ví dụ về cổ phần ưu đãi biểu quyết
Công ty Cổ phần A có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng. Trong số cổ phiếu của công ty A (tổng cộng 100 triệu cổ phiếu), có 20% là cổ phần ưu đãi biểu quyết dành riêng cho các cổ đông sáng lập. Mỗi cổ phiếu ưu đãi biểu quyết tương đương với 5 phiếu bầu. Như vậy, các cổ đông sáng lập giữ 20 triệu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, nắm giữ tổng cộng 100 triệu phiếu bầu.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết tiếng Anh là gì?
Cổ phần ưu đãi biểu quyết tiếng Anh là Voting preference shares.
Chủ thể được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
Chỉ có Chính phủ ủy quyền và các cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết, thời hạn là 3 năm từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau 3 năm thì cổ phần này sẽ được chuyển thành cổ phần phổ thông.
Chỉ có Chính phủ ủy quyền và các cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
Quyền của cổ đông khi sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Quyền nhận cổ tức theo quyết định của Đại hội cổ đông
Khi công ty phát triển, có lợi nhuận thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có quyền nhận được cổ tức, mức cổ tức sẽ dựa theo quyết định của Đại hội cổ đông.
Còn khi công ty phá sản hoặc giải thể thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi sẽ nhận được một phần tài sản còn lại, tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
>>> Xem thêm: Cách tính cổ tức trả cho cổ đông chính xác, chi tiết, có ví dụ
Quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông
Theo khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có quyền tham dự, phát biểu trong các cuộc họp Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp/gián tiếp qua người đại diện ủy quyền. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
Cổ đông khi sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông
Quyền chuyển nhượng cổ phần
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ không được quyền chuyển nhượng cổ phần đó, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa có hiệu lực thừa kế/pháp luật (Theo khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020).
Sau khi hết thời hạn cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ trở thành cổ phần phổ thông, khi đó cổ đông có thể thực hiện chuyển nhượng.
Quyền tiếp nhận thông tin
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, có thể yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác của mình.
Ngoài ra, cổ đông cũng có quyền xem xét, tra cứu, trích lục và sao chụp Điều lệ công ty, các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết Đại hội đồng cổ đông khác.
Cổ đông khi sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền tiếp nhận thông tin
Nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có các nghĩa vụ sau:
Sở hữu quyền hạn lớn hơn so với cổ đông thông thường, nhưng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có trách nhiệm nhỏ hơn so với phạm vi tương đương với số vốn góp vào doanh nghiệp.
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã được góp vào doanh nghiệp.
Quyền lợi của cổ động chỉ có giá trị trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, và chấp hành các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
>>> Xem thêm: Vốn chủ sở hữu là gì? Làm thế nào để phân biệt với nguồn vốn điều lệ
Cổ đông khi sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu trách nhiệm về các khoản nợ
Cổ phần ưu đãi biểu quyết có được chuyển nhượng không?
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ không được quyền chuyển nhượng cổ phần đó, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa có hiệu lực thừa kế/pháp luật (Theo khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020).
Tuy nhiên, sau 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy phép kinh doanh, cổ phần ưu đãi trở thành cổ phần phổ thông thì cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông không?
Thực tế, cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông, tuy nhiên cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi biểu quyết (Theo khoản 5 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020).
Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông
Câu hỏi thường gặp
Ai có quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết trong công ty cổ phần?
Chỉ có tổ chức được Chính phủ Ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Quyền lợi của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết bao gồm những gì?
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền lợi sau:
Biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông với số phiếu biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực như thế nào?
Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cổ đông ưu đãi có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông không?
Có. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông.
Phía trên là toàn bộ về cổ phần ưu đãi biểu quyết để bạn tham khảo, hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cổ phần này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức đầu tư chứng khoán mới nhất mỗi ngày nhé!