Lý do học sinh, sinh viên nên biết cách tiết kiệm tiền
Giai đoạn khi là học sinh, sinh viên là thời điểm quan trọng để bắt đầu tiếp nhận giáo dục về tiền bạc và chi tiêu. Việc trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính từ nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống sau này. Sau đây là những lý do mà các bạn nên học cách tiết kiệm tiền ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường:
- Khi được dạy về cách kiếm tiền, các em sẽ trân trọng giá trị của đồng tiền, tránh lãng phí hoặc tiêu xài hoang phí. Từ đó học sinh có thể phụ giúp bố mẹ cũng như san sẻ gánh nặng tài chính gia đình.
- Các em được học cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, cân đối giữa nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
- Tiết kiệm tiền đòi hỏi sự kỷ luật và kiên nhẫn, từ đó giúp các em rèn luyện những phẩm chất tốt này và thành công hơn trong học tập, công việc, cuộc sống.
- Khoản tiền tiết kiệm giúp các em có nền tảng vững chắc để thực hiện những mục tiêu và ước mơ trong tương lai.
Học sinh nên học cách tiết kiệm tiền
6 cách tiết kiệm tiền cho học sinh cấp 2, cấp 3 hiệu quả
Nuôi heo đất tiết kiệm tiền hàng ngày
Nuôi heo đất là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp học sinh hình thành thói quen tiết kiệm, rèn luyện tính kỷ luật và kiên nhẫn, đồng thời dạy các em về giá trị của đồng tiền. Đây là cách tiết kiệm tiền cho học sinh cấp 2, cấp 3 có thể bỏ tiền vào heo mỗi ngày, dù chỉ là số tiền nhỏ.
Việc kiên trì thực hiện sẽ giúp học sinh tích lũy được một khoản tiền kha khá sau một thời gian. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích con nuôi heo đất để giúp con có được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
>> Xem thêm: 10 phương pháp tiết kiệm tiền hiệu quả nhất
Học sinh tiết kiệm tiền bằng cách nuôi heo đất
Hạn chế tiêu tiền phung phí
Hạn chế tiêu tiền phung phí là đức tính tốt nên rèn luyện cho học sinh để tiết kiệm tiền. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, làm giàu cho chính mình. Bởi thế, tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người, nhất là với các em học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cần rèn luyện đức tính tốt này.
Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính tiết kiệm và xây dựng lối sống giản dị, tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. Điều này còn giúp các em hình thành thói quen chi tiêu hợp lý, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sắm.
Tận dụng lại đồ dùng học tập cũ
Từ việc sử dụng lại đồ dùng cũ giúp học sinh tiết kiệm được một khoản tiền kha khá cho việc mua sắm đồ dùng mới. Số tiền tiết kiệm được có thể dùng cho những mục đích khác như mua sách vở, tài liệu học tập hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Ngoài ra, khi sử dụng đồ dùng cũ, học sinh sẽ cẩn thận và giữ gìn hơn để có thể sử dụng lâu dài. Do đó, cha mẹ và nhà trường nên khuyến khích học sinh thực hiện việc làm này để giúp các em tiết kiệm chi tiêu, bảo vệ môi trường và rèn luyện những đức tính tốt.
Học sinh nên tận dụng đồ dùng học tập vẫn còn sử dụng được để tiết kiệm
Dành dụm tiền khi được người thân cho
Vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ, ngày tốt nghiệp, khi nhận được bằng khen... học sinh có thể được người thân tặng quà hoặc là tiền mặt. Từ đó, các em có thể dành dụm khoản tiền này để hình thành cho mình thói quen tiết kiệm từ nhỏ. Việc làm này giúp các em trân trọng giá trị của đồng tiền và biết cách sử dụng tiền một cách hợp lý.
Đi học bằng xe đạp hoặc phương tiện công cộng
Đi xe đạp hoặc phương tiện công cộng có chi phí rẻ và tiết kiệm nên rất phù hợp với các bạn học sinh đang học cách tiết kiệm tiền. Đặc biệt, ở các thành phố lớn có mạng lưới giao thông công cộng như xe bus rất thuận tiện cho việc đến trường.
Ngoài ra, học sinh cần tuân thủ luật giao thông, đi đúng phần đường, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Còn đối với hình thức di chuyển bằng xe buýt, các em cần cẩn thận và chú ý giữ gìn tài sản cá nhân tránh bị móc túi hoặc cướp giật.
Sử dụng phương tiện công cộng như xe bus khi đi học
Tiết kiệm tiền mừng tuổi dịp Tết
Theo quan niệm dân gian, tiền lì xì ngày Tết tượng trưng cho sự may mắn. Người lớn lì xì cho trẻ em với mong muốn mang lại cho các em một năm mới nhiều niềm vui, sức khỏe và thành công. Từ số tiền này, cha mẹ có thể giúp con mở sổ tiết kiệm hoặc nuôi heo đất để con tiết kiệm tiền một cách hiệu quả trong suốt giai đoạn trưởng thành của con.
Cha mẹ nên dạy các em cách quản lý tiền lì xì, khuyến khích con chia nhỏ số tiền mừng tuổi, đặt mục tiêu sử dụng một phần và tiết kiệm một phần.
6 cách tiết kiệm tiền cho sinh viên đơn giản
Chăm chỉ học tập kiếm học bổng
Học bổng giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên học lực xuất sắc giảm bớt gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đình. Sinh viên có thể sử dụng số tiền học bổng để trang trải cho các khoản chi phí như học phí, sách vở, sinh hoạt phí,...
Đây là cách tiết kiệm tiền cho sinh viên hiệu quả nhất. Thông thường tại các trường đại học, số tiền học bổng mỗi kỳ học sẽ tương ứng với số tiền học phí của kỳ học đó.
>> Xem thêm: TOP 17+ cách tiết kiệm tiền lương 5 triệu hiệu quả ai cũng nên biết
Khoản tiền học bổng giúp sinh viên tiết kiệm tiền dành cho các công việc khác
Tìm việc làm thêm khi có thời gian
Việc làm thêm giúp sinh viên tăng thu nhập và có thể sử dụng số tiền kiếm được để tiết kiệm hoặc đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày. Bạn sẽ học được cách lập ngân sách, chi tiêu hợp lý và tiết kiệm tiền một cách tự chủ.
Ngoài ra, đi làm thêm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian,... Đây đều là những kỹ năng quan trọng giúp bạn có lợi thế hơn trong việc xin việc làm sau khi tốt nghiệp.
Không phung phí quá nhiều tiền mua sắm
Khi còn là sinh viên, chắc hẳn bạn sẽ phải tiêu khoản tiền không nhỏ cho các khoản như thuê nhà, sinh hoạt, sách vở,... Do đó, để tiết kiệm tiền, bạn hãy mua những mặt hàng thực sự cần và hạn chế mua những món đồ không cần thiết hoặc chỉ có giá trị tạm thời.
Trước khi mua một sản phẩm, hãy xem xét xem liệu chúng có thực sự đáng giá với số tiền bạn bỏ ra hay không. Ngoài ra, bạn cần xác định số tiền mình có thể chi tiêu và phân bổ cho các mục đích cụ thể, như thực phẩm, sách giáo trình hay đồ dùng cá nhân. Việc tuân thủ kế hoạch này sẽ giúp bạn tránh mua sắm quá mức từ đó tiết kiệm được khoản tiền đáng kể.
Chọn phòng trọ giá cả phù hợp
Tiền thuê trọ là khoản chi phí lớn trong ngân sách sinh viên. Việc lựa chọn phòng trọ giá cả phù hợp giúp bạn tiết kiệm một phần lớn thu nhập hàng tháng.
Sinh viên có thể lựa chọn ở ký túc xá của trường để giảm khoản tiền phải chi tiêu khi thuê trọ vì giá ở ký túc xá tương đối rẻ. Bằng cách chi trả ít tiền hơn, sinh viên có thể dành số tiền còn lại cho các nhu cầu khác như học phí, sách giáo trình, hay hoạt động giải trí cùng bạn bè.
>> Xem ngay: 14 cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp bạn có cuộc sống tốt hơn
Sinh viên nên chọn phòng trọ có mức giá phù hợp năng lực tài chính
Đi lại bằng phương tiện công cộng
Sinh viên có thể sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện để tiết kiệm chi phí. Tại Hà Nội, vé xe bus cho sinh viên dao động từ 50.000 đến 100.000đ/người với thẻ vé tháng. Đây là khoản tiền tương đối rẻ và phù hợp cho sinh viên để tối ưu chi phí di chuyển trong nội thành.
Dành khoản tiền chưa dùng tới gửi tích luỹ
Sinh viên có thể dành khoản tiền chưa dùng tới để gửi tích luỹ, kiếm lời là một cách thông minh để tiết kiệm và tạo ra lợi nhuận từ số tiền đó. Việc gửi tiền vào một nền tảng tiết kiệm như Tikop, bạn sẽ được hưởng mức lãi suất ngân hàng hấp dẫn.
Khi bạn có mục tiêu tài chính cụ thể, ví dụ như mua nhà, mua xe, du học,... bạn có thể gửi tiền tiết kiệm vào Tikop với kỳ hạn phù hợp để đạt được mục tiêu của mình.
>> Xem thêm: Gửi tiết kiệm tích lũy là gì? Ưu điểm so với gửi tiết kiệm thường
Sinh viên có thể tham khảo gói gửi tích luỹ lãi suất ưu đãi tại Tikop
6 cách tiết kiệm tiền cho học sinh đi du học
Tìm việc làm thêm cho du học sinh
Chi phí du học bao gồm học phí, sinh hoạt phí, chi phí đi lại, visa,... tương đối tốn kém. Do đó, để giảm gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đình, nhiều du học sinh lựa chọn đi làm thêm.
Bạn có thể tham khảo các công việc như: Làm việc trong nhà hàng, quán ăn, đi gia sư, làm việc trong thư viện, tham gia các dự án nghiên cứu,...
Tận dụng các chức năng của thẻ học sinh
Thẻ học sinh là một loại thẻ được cấp cho sinh viên để xác minh danh tính và nhận các ưu đãi dành riêng cho nhóm đối tượng này. Khi đi du học, thẻ học sinh có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích.
Đặc biệt, nhiều quốc gia có chương trình giảm giá vé phương tiện công cộng cho sinh viên. Bạn có thể sử dụng thẻ học sinh để mua vé xe buýt, tàu điện ngầm, tàu hỏa,... với giá rẻ hơn.
Ngoài ra, nhiều địa điểm tham quan du lịch cũng có chương trình giảm giá vé cho sinh viên tham quan các bảo tàng, khu vui chơi với giá rẻ. Do đó, việc tận dụng các chức năng của thẻ học sinh có thể giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả.
>> Xem ngay: Chiến thuật tiết kiệm giúp bạn "tích tiểu thành đại"
Thẻ học sinh của các trường nước ngoài có nhiều ưu đãi
Sử dụng thẻ thư viện miễn phí
Du học sinh nên tận dụng thẻ thư viện để đọc sách miễn phí là một lựa chọn thông minh và tiết kiệm thay vì bỏ ra số tiền lớn để mua sách mới bên ngoài. Đặc biệt, tại các thư viện của các trường Đại học có nhiều loại sách khác nhau giúp bạn tiết kiệm khoản tiền đáng kể dành cho các việc khác như tiền sinh hoạt, tiền học…
Nỗ lực kiếm học bổng
Học bổng có thể giúp bạn trang trải chi phí học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác khi du học. Đặc biệt, bạn nên cố gắng duy trì điểm số cao và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cơ hội nhận được học bổng. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với phòng tuyển sinh của trường để biết thông tin chi tiết và yêu cầu của các chương trình học bổng.
Dùng các ứng dụng gọi điện miễn phí
Khi sử dụng các ứng dụng như Skype, Messenger, WhatsApp... du học sinh không cần phải trả tiền cho các cuộc gọi điện thoại hoặc tin nhắn vì các app này hoàn toàn miễn phí. Việc này giúp bạn tiết kiệm tiền khi gọi điện cho gia đình và bạn bè ở Việt Nam hoặc ở các quốc gia khác.
Du học sinh có thể sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí
Tận dụng các đợt giảm giá để mua sắm
Việc tận dụng các đợt giảm giá là một cách tuyệt vời để tiết kiệm khi mua sắm, không chỉ đối với du học sinh mà còn đối với mọi người. Trước khi mua, bạn hãy lập danh sách các món đồ mà mình thực sự cần. Du học sinh cần ưu tiên mua những mặt hàng quan trọng và hữu ích nhất trước, để đảm bảo tiền được sử dụng một cách thông minh và tiết kiệm nhất.
Sai lầm cần tránh khi tiết kiệm tiền của học sinh, sinh viên
Sau đây là những sai lầm dễ gặp phải khi học cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên:
- Thiếu kỷ luật trong việc quản lý tiền bạc có thể dẫn đến việc tiêu xài không kiểm soát.
- Không xác định được số tiền muốn tiết kiệm hoặc mục đích tiết kiệm.
- Lập kế hoạch quá tham vọng hoặc xa rời thực tế.
- Luôn mong muốn đạt được kết quả nhanh chóng và dễ dàng nản lòng khi không đạt được mục tiêu.
- Dễ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi, quảng cáo dẫn đến việc mua những thứ không cần thiết chỉ vì thích hoặc vì thấy người khác mua.
>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức quản lý tài chính cá nhân mà bạn nên biết
Học sinh nên rèn tính kỷ luật khi tiết kiệm tiền
Bạn hãy nhớ rằng, tiết kiệm tiền là một thói quen cần được rèn luyện và duy trì. Với các cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên mà Tikop đã gợi ý bên trên. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với bản thân để có thể quản lý tài chính hiệu quả, hướng đến sự ổn định và phát triển trong tương lai. Tham khảo thêm chuyên mục tích luỹ của Tikop để đón đọc thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác.