Truy thu là gì?
Khái niệm truy thu
"Truy thu là việc cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN." (Điểm 2.4 - khoản 2 - Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017)
Truy thu tiếng Anh là gì?
Truy thu tiếng Anh là Collect arrears.
Tìm hiểu về truy thu là gì
Truy thu thuế là gì?
Truy thu thuế là quá trình thu hồi các khoản nợ thuế từ các năm trước. Người nộp thuế có thể gặp phải truy thu vì vô tình hoặc cố ý trì hoãn nộp thuế. Việc kê khai và nộp thuế có thể bị coi là vi phạm khi người nộp không tuân thủ quy định của pháp luật về thu nhập và nộp thuế.
Truy thu thuế có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Kê khai thuế không chính xác hoặc thiếu sót.
- Trốn thuế hoặc gian lận thuế.
- Thay đổi luật thuế.
>>Xem thêm: Cách tra cứu nợ thuế chính xác và nhanh chóng nhất 2024
Cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế phải bổ sung số tiền thuế còn thiếu so với số tiền đã nộp trước đó
Thuế truy thu là gì?
Thuế truy thu là khoản thuế mà cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế thanh toán bổ sung do họ đã nộp thiếu hoặc chậm nộp thuế trong các năm trước.
Thuế bị truy thu thường được áp dụng cho kỳ thuế của năm trước mà đến năm nay doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Truy thu thuế tiếng Anh là gì?
Truy thu thuế tiếng Anh là Collect taxes arrears.
Khi nào bị truy thu thuế?
Cá nhân và doanh nghiệp có thể bị truy thu thuế khi:
- Chậm nộp thuế: Khi không nộp đủ hoặc không đúng hạn, cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp truy thu thuế.
- Kê khai thuế không đúng: Nếu trong báo cáo tài chính, thông tin kê khai thuế không đầy đủ, có dấu hiệu gian lận, hoặc mặc dù kê khai đúng nhưng vẫn không nộp đúng thuế đúng thời hạn.
- Không hoàn thành nghĩa vụ thuế: Doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế trong kỳ thuế của năm trước, dẫn đến việc bị truy thu thuế trong kỳ thuế hiện tại.
Việc truy thu thuế thường áp dụng cho kỳ thuế của năm trước mà đến năm nay cá nhân hoặc doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình. Cơ quan thuế sẽ ra quyết định truy thu nếu phát hiện có vi phạm trong quá trình kê khai và nộp thuế.
>>Xem thêm: Top 10 phần mềm tính thuế thu nhập cá nhân chuẩn, uy tín nhất
Truy thu thuế đảm bảo tính công bằng của pháp luật
Các loại thuế bị truy thu
Hiện nay, truy thu thuế có các loại chính sau:
- Truy thu thuế thu nhập cá nhân.
- Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Truy thu thuế hộ kinh doanh.
Thẩm quyền truy thu thuế
Hiện nay, việc truy thu thuế thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý thuế và hải quan, bao gồm:
- Cục thuế;
- Chi cục thuế;
- Tổng Cục thuế;
- Cục hải quan;
- Tổng cục hải quan;
- Chi cục hải quan (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu).
Tùy thuộc vào đối tượng nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp,... thì thẩm quyền truy thu thuế sẽ được giao cho các cơ quan tương ứng.
>>Xem thêm: Mã số thuế cá nhân là gì? Cách kiểm tra mã số thuế cá nhân nhanh chóng
Truy thu thuế đảm bảo nguồn thu thuế của nhà nước
Thời gian truy thu thuế
Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, thời hạn truy thu thuế được quy định như sau:
- Người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế truy thu (bao gồm số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, và tiền chậm nộp thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
- Đối với các khoản thuế khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước, thời hạn truy thu thuế cũng là 10 năm trở về trước.
- Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc các khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân, thời hạn truy thu thuế được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan, nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định trên.
Quy định xử phạt trường hợp nộp thuế muộn
Theo quy định của Luật Quản lý Thuế năm 2019 và Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tổ chức và cá nhân chậm nộp tiền thuế sẽ bị áp dụng mức phạt là 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp. Thời gian chậm nộp tính từ ngày hết hạn nộp tiền phạt đến ngày nộp tiền phạt, bao gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ theo quy định. Nếu không tự giác nộp, cơ quan thuế sẽ thông báo và đôn đốc tổ chức, cá nhân thực hiện nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật.
Thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước, tính từ ngày phát hiện hành vi vi phạm
Quy định xử phạt hành vi trốn thuế
Phạt hành chính:
Theo Điều 17 - Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hành vi trốn thuế sẽ bị xử lý như sau:
Phạt tiền 1 lần số thuế trốn nếu vi phạm nhẹ, bao gồm:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế sau hạn;
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp;không ghi chép đúng trong sổ kế toán dẫn đến thiếu thuế phải nộp;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để giảm số thuế phải nộp;
- Sử dụng hàng hóa không chịu thuế mà không khai báo.
- Phạt tăng theo mức độ vi phạm: 1,5 lần, 2 lần, 2,5 lần, 3 lần số thuế trốn tùy thuộc vào số tình tiết tăng nặng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự: Nếu vi phạm đạt mức tội phạm theo quy định của Điều 200 Bộ luật Hình sự, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn thuế.
>>Xem thêm: Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tính, thủ tục hoàn thuế
Truy thu thuế có thể gây ra sự bất đồng giữa cơ quan thuế và người nộp thuế
Câu hỏi thường gặp
Truy thu thuế thu nhập cá nhân là gì?
Truy thu thuế thu nhập cá nhân là quá trình cơ quan thuế kiểm tra và thu hồi số tiền thuế chưa nộp hoặc đã nộp nhưng vẫn còn thiếu theo quy định của pháp luật.
Truy thu lương là gì?
Truy thu lương là việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền lương đã được trả sai do tính toán nhầm lẫn, sai sót hoặc do người lao động khai báo thông tin không chính xác.
Truy thu bảo hiểm xã hội là gì?
Truy thu BHXH là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Truy thu bảo hiểm y tế là gì?
Truy thu bảo hiểm y tế là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHYT của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHYT.
>>Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc nhanh chóng, chính xác
Việc truy thu thuế hiệu quả giúp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
Tóm lại, Việc hiểu rõ về quy trình và nguyên nhân dẫn đến truy thu thuế là cực kỳ quan trọng để tránh các rủi ro và phiền toái phát sinh. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, Tikop đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề truy thu thuế và cách tránh để tránh rủi ro trong tương lai, từ đó có thể áp dụng trong thực tế kinh doanh và tài chính cá nhân. Theo dõi ngay kiến thức tài chinh để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích.