SPAC là gì?
SPAC (Special Purpose Acquisition Companies) được thành lập với mục tiêu mua lại hoặc hợp nhất với một công ty khác để đưa công ty đó lên sàn chứng khoán.
SPAC là một phương thức IPO "cửa sau" (Backdoor Listing) do các nhà đầu tư sáng lập và nắm giữ quyền kiểm soát công ty. Khi có vốn, SPAC tìm kiếm và thực hiện các giao dịch mua lại hoặc hợp nhất với một công ty khác nhằm mục đích chính là niêm yết công ty đó trên thị trường chứng khoán. Qua việc này, SPAC có thể thu được lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu của mình cho các nhà đầu tư khác. Đây được coi là một xu hướng đầu tư mới trên thị trường chứng khoán quốc tế hiện nay.
SPAC nhằm hợp nhất các công ty để đưa lên sàn chứng khoán
Tính chất của SPAC
Thông thường, quá trình giao dịch SPAC kéo dài từ 3 đến 6 tháng, ngắn hơn nhiều so với quá trình IPO truyền thống từ 12 đến 18 tháng. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng trở thành công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Khi thực hiện giao dịch SPAC, doanh nghiệp không cần tổ chức roadshow để quảng bá cho các nhà đầu tư như IPO truyền thống, giúp giảm chi phí quảng bá và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Trong quá trình giao dịch SPAC, doanh nghiệp có thể đàm phán giá trước khi hoàn thành giao dịch, doanh nghiệp và nhà đầu tư thỏa thuận một giá trị cụ thể trước khi công ty niêm yết. Trong khi đó, giá IPO thường phụ thuộc vào thị trường và có thể thay đổi theo thời gian.
Một điểm mạnh của SPAC là các nhà bảo trợ thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Họ có thể tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề quản lý và đồng thời giữ một vị trí trong hội đồng quản trị nhằm hỗ trợ công ty có một hướng đi đúng đắn.
>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì? Các thông tin cơ bản về thị trường chứng khoán
Quá trình giao dịch SPAC ngắn hơn nhiều IPO thông thường
Quy trình hoạt động của một thương vụ SPAC
Bước 1: Thành lập SPAC
SPAC thường được thành lập bởi những nhà đầu tư hoặc nhà tài trợ có kiến thức chuyên sâu trong một ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh cụ thể và họ tìm kiếm các giao dịch mua lại trong lĩnh vực đó.
Bước 2: SPAC bắt đầu tiến hành IPO nhằm kêu gọi vốn
Trong giai đoạn này, SPAC tuân theo quy trình phát hành cổ phiếu IPO tương tự như các doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, nhà tài trợ của SPAC cung cấp ít thông tin về doanh nghiệp cho nhà đầu tư, nhằm tránh các thủ tục phức tạp với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Giá cổ phiếu khởi điểm của SPAC thường là 10 USD, đồng thời, nhà tài trợ cũng có thể cung cấp chứng quyền mua thêm cổ phiếu nhằm thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu của SPAC. Giá cổ phiếu sẽ thay đổi khi nhà đầu tư được thông báo về công ty mục tiêu và các điều khoản của thỏa thuận.
Số tiền thu được từ đợt IPO của SPAC được đặt vào một tài khoản ủy thác, không thể sử dụng trừ khi quá trình mua lại được hoàn tất. Số tiền này sẽ được gửi trong tài khoản chịu lãi và không thể rút ra cho đến khi SPAC hoàn thành việc mua lại doanh nghiệp.
Điều kiện để SPAC thực hiện IPO:
- Số tiền vốn huy động phải đáp ứng mức tối thiểu, thường nằm trong khoảng từ 25 triệu USD đến 500 triệu USD.
- SPAC phải có ít nhất 100 cổ đông và không có bất kỳ nhà đầu tư nào sở hữu quá 50% số cổ phiếu phổ thông.
- SPAC phải công bố chi tiết về các giao dịch và thỏa thuận sáp nhập, bao gồm thông tin chi tiết về công ty mục tiêu mà SPAC đang tiến hành đàm phán.
- SPAC phải tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến IPO, bao gồm cả các quy định của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
- SPAC phải có các nhà quản lý có kinh nghiệm và có đủ tài chính mạnh mẽ để thực hiện thương vụ sáp nhập hoặc mua lại một doanh nghiệp.
Bước 3: Sáp nhập với công ty mục tiêu, tìm kiếm công ty để mua lại
SPAC có 18-24 tháng để xác định và hoàn tất việc sáp nhập với một doanh nghiệp, gọi là de-SPACing. Nếu SPAC không thể hoàn tất việc sáp nhập trong khoảng thời gian đó, SPAC sẽ thanh lý và số tiền thu được từ đợt IPO, hoàn trả cho các cổ đông đại chúng. Do đó, khi đầu tư vào SPAC, rủi ro của nhà đầu tư thường thấp hơn so với việc mua cổ phiếu IPO thông thường vì nếu SPAC không tìm được công ty mua lại, số tiền được huy động sẽ được hoàn trả cho nhà đầu tư.
Bước 4: Hoàn tất thương vụ SPAC
Sau khi nhà tài trợ SPAC thông báo tìm được công ty mục tiêu, họ phải thông báo cho các cổ đông và thu được sự chấp thuận từ ít nhất 50% cổ đông và không quá 20% cổ đông đồng ý với quyết định thanh lý. Trong nhiều trường hợp, SPAC có thể cần huy động thêm vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu bổ sung để thực hiện thương vụ mua lại.
Sau khi hoàn tất việc mua lại, SPAC thường được niêm yết trên một trong những sàn giao dịch chứng khoán quốc tế hàng đầu.
Thường thì các nhà tài trợ SPAC nhận được khoảng 20% cổ phần phổ thông trong SPAC và từ 3% đến 5% số tiền thu được từ IPO. SPAC có thể mua lại một hoặc nhiều công ty và các nhà quản trị SPAC thường nhận được lợi ích từ giá trị của các thỏa thuận tiềm năng.
Trong một số trường hợp, một phần tiền lãi kiếm được từ quỹ tín thác cũng có thể được sử dụng làm vốn lưu động cho SPAC.
Quy trình hoạt động của một thương vụ SPAC hiện nay
Lợi thế, rủi ro khi niêm yết thông qua sáp nhập SPAC
Lợi thế
Các công ty có kế hoạch niêm yết công khai hoặc đã niêm yết công khai có thể tận dụng nhiều lợi ích từ SPAC như sau:
- Một công ty có thể nhanh chóng trở thành công ty niêm yết thông qua SPAC chỉ trong vài tháng, trong khi thông qua IPO thì quá trình này có thể kéo dài từ sáu tháng đến hơn một năm và đòi hỏi nhiều công sức và thủ tục phức tạp.
- Chủ sở hữu của công ty mục tiêu có thể đàm phán được mức giá bán tốt khi bán cho SPAC, vì SPAC phải hoàn thành giao dịch trong khoảng thời gian giới hạn. Hơn nữa, việc được sáp nhập hoặc mua lại bởi SPAC cũng đồng nghĩa với việc công ty mục tiêu sẽ được hỗ trợ bởi các nhà tài chính và các giám đốc điều hành kinh doanh có uy tín. Điều này có thể mang lại cho công ty mục tiêu sự chuyên môn quản lý và khả năng hiển thị tốt hơn trên thị trường.
Rủi ro
Bên cạnh những ưu điểm trên, SPAC cũng có một số nhược điểm và rủi ro nên được cân nhắc như sau:
- Mọi người đều có niềm tin rằng SPAC sẽ thành công trong việc mua lại hoặc sáp nhập với một công ty mục tiêu phù hợp trong tương lai. Vì vậy, sự giảm thiểu giám sát từ các cơ quan quản lý, cùng với việc thiếu minh bạch từ SPAC có thể khiến các nhà đầu tư bán lẻ phải chịu rủi ro từ một khoản đầu tư có thể bị đẩy giá quá cao hoặc đôi khi thậm chí là gian lận.
- Lợi nhuận từ SPAC có thể sẽ không cao như kỳ vọng.
Lợi thế, rủi ro khi sử dụng SPAC
Doanh nghiệp SPAC được định giá như thế nào?
Các ngân hàng thường muốn xác định giá cổ phiếu trước khi công ty niêm yết công khai (IPO) và tham khảo ý kiến và đấu thầu với các nhà đầu tư hoặc tổ chức để xác định giá mỗi cổ phiếu và số lượng cổ phiếu mà các tổ chức sẵn sàng mua. Qua việc này, nhà đầu tư có thể có một khái niệm về giá cổ phiếu mà công ty sẽ ra mắt trên thị trường.
Tuy nhiên, với SPAC, quá trình mua lại công ty mục tiêu xảy ra sau khi SPAC đã niêm yết và cổ phiếu của nó đã có mặt trên thị trường. Điều này có nghĩa là không có bất kỳ báo cáo tài chính cụ thể nào được xây dựng dựa trên tình hình tài chính của công ty mục tiêu trước khi giao dịch diễn ra. Trong trường hợp thị trường đánh giá rằng giá trị mua lại một công ty mục tiêu là quá cao, giá cổ phiếu của SPAC có thể giảm xuống để phản ánh điều này.
>>> Xem thêm: Mệnh giá cổ phiếu là gì? Phân biệt thị giá và mệnh giá chi tiết
Doanh nghiệp SPAC được định giá thông qua cổ phiếu
Những lưu ý về SPAC
- Có những rủi ro tiềm ẩn: SPAC là một công cụ đầu tư mới và có nguy cơ không an toàn cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng và nghiên cứu cẩn thận trước khi đầu tư vào một SPAC cụ thể.
- Giới hạn thời gian hoạt động: SPAC thường chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian hạn chế, thường từ 18 đến 24 tháng, để thực hiện thương vụ sáp nhập hoặc mua lại một doanh nghiệp. Nếu không thực hiện được thương vụ trong thời gian này, SPAC sẽ bị giải thể và nhà đầu tư sẽ được hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu.
- Đối tác sáp nhập: Có khả năng rằng các công ty mục tiêu không muốn sáp nhập với một SPAC. Do đó, SPAC có thể phải đưa ra một thỏa thuận hấp dẫn hơn để thu hút các công ty mục tiêu.
- Chia sẻ lợi nhuận: Khi một SPAC sáp nhập với một công ty mục tiêu, nhà đầu tư SPAC sẽ được chia sẻ lợi nhuận từ thương vụ này. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý các khoản phí và chi phí liên quan đến sáp nhập và chia sẻ lợi nhuận.
- Sự quan tâm của giới đầu tư: SPAC đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và có tiềm năng mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá cẩn thận trước khi đầu tư vào một SPAC cụ thể.
Những câu hỏi thường gặp
Quá trình đầu tư vào SPAC như thế nào?
Bước 1: Thành lập một công ty SPAC.
Bước 2: SPAC bắt đầu tiến hành IPO nhằm kêu gọi vốn.
Bước 3: Tiếp theo SPAC cần tìm kiếm công ty khác để mua lại hoặc sáp nhập.
Rủi ro khi đầu tư vào SPAC là gì?
Những công ty muốn lên sàn thông qua một vụ sáp nhập với SPAC có thể bị chính các cổ đông của SPAC đó từ chối. Do không cần trải qua những quy định về thẩm định; nên nhiều trường hợp mức lãi suất sẽ không cao.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về SPAC trong đầu tư chứng khoán. Cùng theo dõi những bài viết về kiến thức đầu tư chứng khoán của Tikop trong những lần sau nhé!