Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

PPP là gì? Các loại mô hình và quy trình thực hiện dự án PPP

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

16/04/2024

PPP được biết tới là kênh hợp tác nhằm tận dụng tối đa nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả để phát triển bền vững trong các lĩnh vực quan trọng như giao thông, y tế, năng lượng,... Vậy PPP là gì? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết về chủ đề trong bài viết này của Tikop.

PPP là gì?

PPP (Public Private Partnership) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân nhằm thu hút họ tham gia vào dự án PPP. Các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện dự án, quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công.

Hợp đồng PPP là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các dự án PPP. Để triển khai dự án này, doanh nghiệp phải đáp ứng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Trình tự này gồm: Tổ chức lập kế hoạch dự án đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng PPP với đơn vị thắng thầu.

>> Xem thêm: Đầu tư công là gì? Có bao nhiêu loại đầu tư công phổ biến hiện nay?

Public Private Partnership viết tắt là PPP

Public Private Partnership viết tắt là PPP

Các mô hình PPP phổ biến hiện nay

Hợp đồng PPP có thể được phân loại theo hình thức thu phí và thanh toán thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm hợp đồng thu phí từ người sử dụng: BOT, BTO, BOO, O&M 
  • Nhóm hợp đồng Nhà nước thanh toán theo chất lượng dịch vụ: BLT, BTL
  • Nhóm hợp đồng đổi nguồn lực công lấy công trình: BT

Trong đó:

  • Hợp đồng BOT: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer)
  • Hợp đồng BTO: Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate,)
  • Hợp đồng BOO: Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate)
  • Hợp đồng O&M: Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage)
  • Hợp đồng BTL: Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease)
  • Hợp đồng BLT: Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer)

Nhìn chung, các hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M, BLT, BTL, BT đều có chung những điểm sau:

  • Tất cả đều thuộc hình thức đầu tư trực tiếp, nghĩa là nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào việc xây dựng, vận hành hoặc bảo trì dự án.
  • Nhà nước không trực tiếp đầu tư tài chính vào dự án mà chỉ đóng vai trò là cơ quan quản lý nhà nước và có thể hỗ trợ nhà đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau.
  • Hai chủ thể chính tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
  • Đối tượng của các hợp đồng này đều là các công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng, vận hành hoặc bảo trì theo hợp đồng.

Trong đó, vẫn có sự khác nhau giữa các loại hợp đồng này như:

  • Hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M: Nhà đầu tư được kinh doanh từ việc thu phí từ người sử dụng công trình, cơ sở hạ tầng.
  • Hợp đồng BTL, BLT: Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư dựa vào chất lượng dịch vụ, sản phẩm họ cung cấp theo quy định của pháp luật và thoả thuận tại hợp đồng.
  • Hợp đồng BT: Sau khi hoàn tất dự án, nhà đầu tư phải chuyển giao ngay cho nhà nước và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc,...

>> Xem thêm: Hợp đồng kinh tế là gì? Đặc điểm và nội dung trên hợp đồng kinh tế

Đặc điểm của các mô hình PPP

Đặc điểm của các mô hình PPP

Dự án PPP là gì?

Định nghĩa dự án PPP

Căn cứ vào Khoản 9, Điều 3, Luật Đầu tư 2020, Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:

a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;

c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có

Khái niệm dự án PPP

Khái niệm dự án PPP

Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP

Các lĩnh vực được phép đầu tư theo phương thức PPP tại Việt Nam được chia thành 5 nhóm chính:

  • Giao thông vận tải gồm xây dựng và vận hành đường cao tốc, đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, hệ thống giao thông thông minh,...
  • Xây dựng và vận hành nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống năng lượng tái tạo…
  • Xây dựng và vận hành hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, tưới tiêu, các công trình xử lý rác thải, nước thải, khí thải...
  • Cung cấp dịch vụ y tế, vận hành và cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo
  • Hạ tầng công nghệ thông tin 

Quy mô đầu tư dự án PPP

Căn cứ Khoản 2, Điều 4 Luật Đầu tư 2020, quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:

a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;

b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.

Phân loại dự án PPP

Căn cứ Khoản 3 Điều 4, Luật Đầu tư 2020, dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:

a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

c) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

d) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

>> Xem thêm: Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Các khoản đầu tư ngắn hạn hiện nay

Các loại dự án PPP của Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng,...

Các loại dự án PPP của Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng,...

Quy trình thực hiện dự án PPP

Theo phương pháp đối tác công tư (PPP)

Quy trình thực hiện dự án PPP theo quy định tại Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020 bao gồm các bước chính sau:

  • Bước 1: Tạo lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu số tiền khả thi. Sau đó đưa ra quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án.
  • Bước 2: Tạo lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án
  • Bước 3: Lựa chọn nhà đầu tư phù hợp
  • Bước 4: Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án.
  • Bước 5: Triển khai thực hiện dự án PPP.

Thực hiện dự án PPP ứng dụng công nghệ cao

Đối với dự án PPP ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hiện có một số điểm khác biệt so với quy trình chung như sau:

  • Bước 1: Tạo lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu số tiền khả thi. Sau đó đưa ra quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án.
  • Bước 2: Chọn nhà đầu tư
  • Bước 3: Nhà đầu tư được lựa chọn lập báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Bước 4: Thẩm định và báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án
  • Bước 5: Thực hiện các bước được quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 11 Luật Đầu tư 2020

Theo phương án kiến trúc

Dưới đây là quy trình thi tuyển phương án kiến trúc cho dự án PPP tóm tắt theo các bước chính:

  • Bước 1: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
  • Bước 2: Xác định chi phí thi tuyển phương án kiến trúc
  • Bước 3: Tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc

>> Xem thêm: 10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả năm 2024 và 4 điều cần lưu ý

Tìm hiểu quy trình thực hiện dự án PPP

Tìm hiểu quy trình thực hiện dự án PPP

Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư PPP

Ưu điểm

Hình thức đầu tư PPP mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

  • Thu hút nguồn lực, kinh nghiệm và chuyên môn của khu vực tư nhân vào việc thực hiện dự án, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành.
  • Huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân, bổ sung cho ngân sách nhà nước, vốn đầu tư cho các dự án công, đặc biệt là những dự án có quy mô lớn, phức tạp.
  • Tạo cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước, góp phần nâng cao năng lực quản lý và vận hành dự án.
  • Giúp chia sẻ rủi ro tài chính và rủi ro dự án giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
  • Giúp mở rộng tiếp cận dịch vụ công chất lượng cao đến nhiều người dân hơn, đặc biệt là ở những khu vực khó khăn.

>> Xem thêm: Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Hình thức đầu tư PPP tạo cơ hội chuyển giao công nghệ

Hình thức đầu tư PPP tạo cơ hội chuyển giao công nghệ

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, hình thức đầu tư PPP cũng tiềm ẩn một số hạn chế như:

  • Nếu nhà đầu tư không có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật hoặc kinh nghiệm để thực hiện dự án, có thể dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, tăng chi phí hoặc thậm chí là thất bại của dự án.
  • Trường hợp có sự thay đổi chính sách của nhà nước có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của nhà đầu tư, dẫn đến tranh chấp và kiện tụng.
  • Chi phí cho việc lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán và ký kết hợp đồng PPP thường cao hơn so với các hình thức đầu tư truyền thống.
  • Việc phối hợp giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân có thể gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giảm hiệu quả thực hiện dự án.
  • Nhà nước vẫn phải chịu một phần trách nhiệm tài chính cho dự án PPP, dẫn đến gánh nặng cho ngân sách.
  • Quy trình lựa chọn nhà đầu tư PPP thường phức tạp và tốn thời gian, từ đó dẫn đến trì hoãn việc triển khai dự án.

Câu hỏi thường gặp

PPP là viết tắt của từ gì?

PPP là viết tắt của Public Private Partnership.

Đầu tư PPP là gì?

Đầu tư PPP được gọi là quan hệ đối tác công - tư. Đây là hình thức hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong việc đầu tư, xây dựng, vận hành và quản lý các dự án công.

Hợp đồng PPP là gì?

Hợp đồng PPP là thỏa thuận được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án PPP về việc thực hiện dự án. Hợp đồng cần được lập và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Sau khi tìm hiểu chi tiết PPP là gì, các quy trình, ưu nhược điểm của hợp đồng PPP. Chắc hẳn bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này. Như vậy, các đơn vị có thẩm quyền cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai thực hiện PPP. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều thông tin khác tại chuyên mục Kiến thức tài chính của Tikop.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023

NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán

CHỨNG KHOÁN

NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán

NAV là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong chứng khoán. Vậy NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán. Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024