Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Ngân hàng phá sản khi nào? Những điều cần biết khi ngân hàng phá sản

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

20/10/2024

Trên thực tế, chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam phá sản, do đó tình huống ngân hàng phá sản được nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu. Trong bài viết này, Tikop sẽ giải đáp cho câu hỏi ngân hàng phá sản khi nào và những điều cần biết khi ngân hàng phá sản.

Ngân hàng có thể phá sản không?

Phá sản là việc doanh nghiệp/tổ chức mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án. Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010, nhà nước cho phép ngân hàng và các tổ chức tín dụng được yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngân hàng khó có thể phá sản vì nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước. Nếu hoạt động của ngân hàng gặp khó khăn, Nhà nước sẽ luôn có chính sách và chỉ đạo biện pháp cứu vãn. Tuy vậy, ngân hàng vẫn có thể được yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản nếu cần thiết.

Ngân hàng là doanh nghiệp khó phá sản (Nguồn ảnh: VNA)

Ngân hàng là doanh nghiệp khó phá sản (Nguồn ảnh: VNA)

Ngân hàng phá sản khi nào? 

Ngân hàng phá sản khi mất khả năng thanh toán và không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng, cụ thể là gặp phải một số trường hợp sau:

  • Nợ xấu tích tụ: Khi gặp số lượng lớn nợ khó đòi, ngân hàng sẽ mất đi cả khoản nợ gốc và lãi vay, gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động.
  • Thiếu hụt vốn: Nếu ngân hàng không đủ vốn để bù cho các khoản nợ xấu và các rủi ro tài chính khác khi vận hành, việc phá sản có khả năng cao sẽ diễn ra.
  • Rủi ro về tài sản: Các rủi ro này có thể là tài sản của ngân hàng mất giá hoặc tính thanh khoản không cao, họ có thể không thể thanh toán các khoản nợ và dẫn đến phá sản.
  • Quản lý không hiệu quả: Kể cả khi không có quá nhiều nợ xấu và có lượng vốn đủ lớn, ngân hàng vẫn có thể phá sản nếu không có chiến lược kinh doanh và đầu tư phù hợp.

Trên thực tế, chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam phá sản

Trên thực tế, chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam phá sản

Chi tiết quy định về ngân hàng phá sản

Quy định về việc phá sản của ngân hàng

Căn cứ vào Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 thì sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định nêu trên, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng. 

Như vậy, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

Quy định về việc phân chia tài sản của ngân hàng phá sản

Việc phân chia tài sản của ngân hàng phá sản được quy định tại Điều 101, Luật Phá sản năm 2014. Theo đó, thứ tự phân chia tài sản sẽ là:

  • Chi phí phá sản;

  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

  • Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trong trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Một số quy định về việc phân chia tài sản sau khi ngân hàng phá sản

Một số quy định về việc phân chia tài sản sau khi ngân hàng phá sản

Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ theo thứ tự trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

  • Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
  • Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.

Nói cách khác, khi ngân hàng phá sản, người gửi sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù (theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm bao gồm cả gốc và tiền lãi của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng).

Xem thêm: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất hiện nay?

Hậu quả của việc ngân hàng phá sản

Hậu quả của việc ngân hàng phá sản lên nền kinh tế là khá nghiêm trọng:

  • Bank-run: Là hiện tượng rất nhiều người rút tiền ra khỏi ngân hàng khi ngân hàng phá sản. Điều này gây ảnh hưởng lên các ngân hàng khác vì các ngân hàng thường vay chéo lẫn nhau và làm giảm tính thanh khoản hệ thống, có thể làm tăng nguy cơ phá sản của một ngân hàng khác cùng hệ thống.
  • Ngân hàng khác phải tiếp nhận chuyển giao bắt buộc: Tại Việt Nam, khi một ngân hàng hoạt động yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành chuyển giao nghĩa vụ thanh toán cũng như tài sản của ngân hàng đó cho một ngân hàng quốc doanh khác. Các ngân hàng tiếp nhận chuyển giao phải tiếp nhận cả rủi ro của ngân hàng đó, đòi hỏi phải có quỹ dự phòng rủi ro đủ lớn.

 

Hậu quả nghiêm trọng về tình hình nền kinh tế của việc ngân hàng phá sản

Hậu quả nghiêm trọng về tình hình nền kinh tế của việc ngân hàng phá sản

Khi ngân hàng phá sản người gửi tiền ra sao?

Theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, người gửi tiền tại ngân hàng bị phá sản sẽ được chi trả tối đa 125 triệu đồng bao gồm cả khoản tiền gửi gốc lẫn tiền lãi. Tiền thanh lý tài sản sẽ chi trả lần lượt theo trình tự: Chi phí phá sản, nợ lương, trợ cấp thôi việc, các loại bảo hiểm và quyền lợi của người lao động trước,  cuối cùng là các khoản tiền gửi của khách hàng. 

Người gửi tiền nhận lại tiền khi ngân hàng phá sản như thế nào?

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng phá sản phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra một trong ba loại văn bản gồm văn chấm dứt kiểm soát đặc biệt, văn bản chấm dứt áp dụng và văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà ngân hàng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, hoặc Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Thời hạn ngân hàng phá sản trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi là 60 ngày kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà ngân hàng trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Hạn mức trả tiền bảo hiểm được Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

Người gửi vẫn có thể nhận lại một khoản bảo hiểm tiền gửiv

Người gửi vẫn có thể nhận lại một khoản bảo hiểm tiền gửiv

Tại sao ngân hàng Việt Nam không phá sản?

Các ngân hàng đều được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ về vốn để ngân hàng tiếp tục phát triển khắc phục tình huống, và về phương hướng giải quyết chẳng hạn như sáp nhập và hợp nhất. Nếu các biện pháp trên đều không khả thi, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành mua lại với giá 0 đồng.

Lý do là vì điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến người gửi tiền tại ngân hàng, số lượng người mất tiền và phải chấp nhận mức bảo hiểm tối đa thấp hơn nhiều lần so với khoản tiền gửi gốc là rất lớn, gây ảnh hưởng đến khả năng tài chính của họ. 

Các hệ quả kéo theo là nguy cơ đổ vỡ hệ thống tài chính quốc gia và uy tín của nhà nước sụt giảm. 

Các câu hỏi thường gặp về ngân hàng phá sản

Khi ngân hàng phá sản người gửi tiền ra sao?

Trước khi gửi tiền, khách hàng sẽ được tham gia bảo hiểm tiền gửi. Khi mua bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền sẽ được chi trả một khoản tiền trong hạn mức khi ngân hàng phá sản. Trước đây, theo Quyết định 32/2021/QĐ-Ttg về hạn mức trả tiền bảo hiểm mới, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Như vậy, nếu người gửi tiền mà ngân hàng phá sản sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.

Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi sẽ có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.

Ngân hàng phá sản có mất tiền không?

Có thể mất tiền. Nếu số tiền gửi tiết kiệm lớn hơn khoản phí bồi thường mà ngân hàng có thể chi trả, thì người gửi tiết kiệm tại ngân hàng bị phá sản sẽ mất khoản tiền còn lại sau khi trừ đi khoản bồi thường.

Ngân hàng phá sản thì đền bù bao nhiêu?

Nếu ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.

Ngân hàng phá sản thì người gửi tiền có nhận lại được tiền?

Về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Ngân hàng phá sản thì người vay tiền như thế nào?

Tại Việt Nam, ngân hàng phá sản sẽ bị chuyển giao bắt buộc, những khoản vay của khách hàng lúc này cũng sẽ được chuyển giao qua ngân hàng mới. Các khoản vay đó sẽ không có thay đổi về lãi suất hay kỳ hạn, chỉ có thay đổi về ngân hàng đích. Trong trường hợp người vay tiền không còn khả năng chi trả, tài sản đảm bảo của người vay sẽ được chuyển giao cho ngân hàng đích – lúc này là ngân hàng đã tiếp nhận chuyển giao ngân hàng cũ.  

Xem thêm về lãi suất âm

Luật phá sản ngân hàng có hiệu lực khi nào?

Luật Phá sản các tổ chức tín dụng ra đời từ năm 2014 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Hi vọng rằng bài viết Ngân hàng phá sản khi nào? Những điều cần biết khi ngân hàng phá sản trên đây đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Hãy đăng kí để nhận ngay các bài viết kiến thức cơ bản mới nhất từ Tikop nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Lãi suất danh nghĩa là gì? Cách tính lãi suất danh nghĩa chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lãi suất danh nghĩa là gì? Cách tính lãi suất danh nghĩa chi tiết

Lãi suất danh nghĩa là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Thuật ngữ này không phản ánh đầy đủ các yếu tố kinh tế như lạm phát hay sự biến động của giá cả. Vậy lãi suất danh nghĩa là gì? Sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Để tìm hiểu về chủ đề này, Tikop mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

20/10/2024

Vietcombank là ngân hàng gì? Lãi suất ngân hàng Vietcombank mới nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Vietcombank là ngân hàng gì? Lãi suất ngân hàng Vietcombank mới nhất

Hiện nay, ngành ngành tài chính, ngân hàng đã và đang cho thấy những bước tiến vượt bậc trong đó phải kể đến cái tên nổi bật là Vietcombank. Vậy, Vietcombank là ngân hàng gì? Tại sao VCB lại dẫn đầu trong ngành? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Tikop để biết thêm thông tin chi tiết.

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

20/10/2024

Ngân hàng Nhà nước là gì? Danh sách các ngân hàng Nhà nước Việt Nam

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Ngân hàng Nhà nước là gì? Danh sách các ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tiền tệ và điều phối hoạt động của các ngân hàng, là cánh tay đắc lực giúp Nhà nước trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Cùng tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nước tại bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

30/05/2024

Room tín dụng là gì? Tác động khi nới room tín dụng ngân hàng

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Room tín dụng là gì? Tác động khi nới room tín dụng ngân hàng

Giữa lúc tình hình tài chính thế giới có nhiều biến động, khái niệm room tín dụng dần trở nên quen thuộc với mọi người hơn qua các phương tiện truyền thông. Vậy room tín dụng là gì và tại sao lại được nhắc đến nhiều như vậy? Hãy cùng Tikop tìm hiểu tại bài viết sau.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

21/04/2024