Nến Marubozu là gì?
Nến Marubozu có tên khác là nến trọc vì đây là mẫu hình nến có thân nến dài, không có râu nến, bóng nến do các mức giá cao nhất và thấp nhất trùng với mức giá mở cửa/đóng cửa của phiên giao dịch.
Mô hình nến Marubozu còn được gọi là nến cường lực bởi mẫu hình này cho thấy sự áp đảo của một phe trong toàn phiên giao dịch chứng khoán. Mẫu hình nến này có thể xuất hiện tại bất kỳ giai đoạn nào của thị trường, báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng hoặc bắt đầu chuyển sang xu hướng mới nếu xuất hiện ở cuối giai đoạn sideway.
>> Xem thêm: Nến rút chân là gì? Lưu ý khi sử dụng nến rút chân trong chứng khoán
Nến Marubozu có tên khác là nến trọc và nến cường lực
Phân loại nến Marubozu
Nến Marubozu tăng giá (Bullish Marubozu)
Nến Marubozu tăng giá hay Bullish Marubozu có mức giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, cho thấy bên mua đang kiểm soát thị trường. Mẫu nến này có 3 loại biến thể:
- Nến tăng không có râu: Là mẫu hình nến Marubozu cơ bản nhất với phần thân dài, không có râu nến trên và dưới. Sự xuất hiện của nến này cho thấy phe mua đang áp đảo và bên bán không có cơ hội kéo giá đi xuống.
- Nến tăng có râu dưới: Là mẫu hình nến Marubozu có phần thân nến dài, không có râu trên do giá đóng cửa trùng với giá cao nhất, râu dưới rất ngắn thể hiện nỗ lực kéo giá xuống của bên bán trong giai đoạn đầu nhưng mua ngay lập tức kiểm soát được tình hình và thành công đẩy giá lên.
- Nến Marubozu tăng có râu trên: Là mẫu hình nến Marubozu có cây nến xanh, thân dài và có râu trên, không có râu dưới cho thấy lúc đầu bên mua kiểm soát thị trường, nhưng sau đó bên bán tham gia và kéo giá xuống khiến cho giá đóng cửa dưới mức thấp nhất, nhưng lực mua vẫn mạnh.
>> Xem thêm: Bull trap là gì? 4 cách tránh bẫy bull trap trong chứng khoán
3 loại biến thể nến Marubozu tăng giá
Nến Marubozu giảm giá (Bearish Marubozu)
Nến Marubozu giảm xuất hiện khi mức giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và có các biến thể sau:
Nến Marubozu giảm giá hay Bearish Marubozu có mức giá đóng cửa cao thấp giá mở cửa, cho thấy bên bán đang kiểm soát thị trường. Mẫu nến này có 3 loại biến thể:
- Nến giảm trọc (không có râu): Là mẫu hình nến Marubozu có thân nến dài màu đỏ, không có cả râu trên và dưới, thể hiện bên bán đã kiểm soát thị trường.
- Nến Marubozu giảm có râu trên: Là mẫu hình nến Marubozu có thân nến dài và chỉ có râu dưới, cho thấy lúc đầu phe mua đã cố gắng đẩy giá lên nhưng lực mua không đủ lớn, do đó bên bán đã kiểm soát tình hình khiến giá đi xuống và mức giá đóng cửa xuống thấp nhất.
- Nến Marubozu giảm có râu dưới: Là mẫu hình nến Marubozu có râu nến dưới rất ngắn, thể hiện sự áp đảo ban đầu của phe bán nhưng sau đó phe mua đã đẩy cho giá đóng cửa trên mức thấp nhất.
>> Xem thêm: Thị giá cổ phiếu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
3 loại biến thể nến Marubozu giảm giá
Đặc điểm của nến Marubozu
Mẫu hình nến Marubozu có 3 đặc điểm chính cần lưu ý:
- Thân nến: Thân nến Marubozu rất dài, thường dài hơn ít nhất 5 cây nến trước, thể hiện sự biến động giá rất lớn trong toàn phiên giao dịch.
- Râu nến: Râu nến Marubozu rất ngắn hoặc thậm chí không có.
- Màu sắc: Nến Marubozu màu xanh cho thấy phe mua đang áp đảo thị trường khiến cho giá cao nhất trùng với giá đóng cửa, giá thấp nhất trùng với giá mở cửa. Nến Marubozu màu đỏ cho thấy bên bán đang nắm giữ thị trường, khiến cho giá mở cửa trùng với giá cao nhất, giá đóng cửa trùng với giá thấp nhất.
Đặc điểm nhận dạng của nến Marubozu
Ý nghĩa của nến Marubozu
Nến Marubozu cung cấp tín hiệu vào lệnh
Khi thị trường đang trải qua xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, nến Marubozu trở thành một chỉ báo quan trọng cho việc cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng. Đặc biệt, khi 3 nến cùng màu liên tiếp xuất hiện, điều này chỉ ra là xu hướng sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh, đây là tín hiệu để nhà đầu tư vào lệnh đúng lúc theo hướng của xu hướng đang diễn ra.
Khi nến Marubozu xuất hiện trong sideway, đây thường là dấu hiệu cho sự hình thành của một xu hướng mới. Tuy nhiên, để xác định một đảo chiều chính xác, việc kết hợp với các công cụ phân tích khác là cần thiết. Điều này giúp xác nhận tín hiệu đảo chiều và tìm kiếm các cơ hội giao dịch có lợi.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt lệnh chứng khoán đơn giản cho người mới bắt đầu
Xác nhận vùng hỗ trợ, mức kháng cự
Vùng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh thường kèm theo nến Marubozu, thể hiện sự áp đảo của phe mua hoặc bán. Nến Marubozu màu xanh khi giá chạm vào hỗ trợ cho thấy áp đảo từ phe mua, ngược lại, nến Marubozu màu đỏ khi giá gặp kháng cự thể hiện sức ép bán mạnh.
>> Xem thêm: Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là gì? Cách xác định trong giao dịch
Cách giao dịch với nến Marubozu hiệu quả
Giao dịch khi nến Marubozu breakout (phá vỡ xu hướng)
Nến Marubozu là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư nhận biết xu hướng đảo chiều của thị trường vào cuối giai đoạn tích lũy hoặc hỗ trợ, xác định hướng giá mới sau khi phá vỡ các vùng giá quan trọng. Quy trình thực hiện giao dịch Breakout như sau:
- Bước 1: Xác định mức giá hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh bằng cách sử dụng đường trendline.
- Bước 2: Đặt lệnh khi xuất hiện tín hiệu phá vỡ. Khi Bullish Marubozu (nến tăng) phá vỡ ngưỡng kháng cự, đặt lệnh mua tại mức giá đóng cửa. Khi Bearish Marubozu (nến giảm) phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, đặt lệnh bán tại mức giá đóng cửa.
Tuy nhiên, để tăng độ an toàn, nhà đầu tư có thể chờ giá retest lại ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ trước khi đặt lệnh.
Cách giao dịch khi nến Marubozu phá vỡ xu hướng
Giao dịch khi nến Marubozu đóng vai trò như đường hỗ trợ/kháng cự
Nến Marubozu phản ánh mức giá cao hoặc thấp tại thời điểm mở và đóng cửa phiên giao dịch, từ đó đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Ngưỡng kháng cự được hình thành tại mức giá cao nhất của Bearish Marubozu.
- Ngưỡng hỗ trợ được hình thành tại mức giá thấp nhất của Bullish Marubozu.
- Khi nến Marubozu tăng, thị trường tiếp tục xu hướng tăng và giá mở cửa (hoặc giá thấp nhất) tạo ra ngưỡng hỗ trợ.
- Ngược lại, nếu nến Marubozu giảm, thị trường đi xuống và giá mở cửa (hoặc giá cao nhất) tạo thành ngưỡng kháng cự.
Cách giao dịch khi nến Marubozu đóng vai trò như đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự
Giao dịch khi nến Marubozu báo hiệu tiếp diễn xu hướng
Nến Marubozu chủ yếu đóng vai trò trong việc xác định xu hướng tiếp diễn của thị trường, cho phép nhà đầu tư tham gia giao dịch khi đã biết được hướng di chuyển của thị trường. Quy trình giao dịch có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định xu hướng thị trường bằng cách sử dụng các công cụ như trendline, kênh giá...
- Bước 2: Đặt lệnh khi xuất hiện ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mới sau khi nến Marubozu xuất hiện. Nhà đầu tư có thể chờ đến khi phiên giao dịch kết thúc hoặc đợi giá retest ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mới được hình thành bởi nến Marubozu.
Nến Bullish Marubozu xuất hiện khi thị trường đang tăng giá, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua khi giá vượt qua mức cao nhất của nến Marubozu sau khi retest.
Nến Bearish Marubozu xuất hiện khi thị trường đang giảm giá, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán khi giá vượt qua mức thấp nhất của nến Marubozu sau khi retest.
Cách giao dịch khi nến Marubozu cho thấy thị trường tiếp diễn xu hướng
Kết hợp nến Marubozu với các chỉ báo khác
Việc phân tích kết hợp mô hình nến Marubozu với các chỉ báo để xác nhận sự chính xác của mẫu hình sẽ giúp nhà đầu tư ra quyết định tốt hơn với rủi ro thấp hơn đáng kể, tránh các sai lầm khi đầu tư.
Trong việc phân tích biểu đồ giá, chúng ta có thể sử dụng biểu đồ nến Nhật cùng với đường trung bình động 200 chu kỳ (SMA 200) và kỹ thuật vẽ đường trendline. Trên biểu đồ, qua việc vẽ trendline, chúng ta có thể xác định xu hướng giảm của giá và sự tương tác với đường SMA 200. Khi giá quay lại gặp SMA 200 và bật tăng, sự xuất hiện của nến Marubozu và phá vỡ trendline giảm có thể dự báo một đợt tăng đột phá. Việc đặt lệnh buy stop tại đỉnh của nến Marubozu và stop loss tại đáy của nó có thể tối ưu lợi nhuận.
Ngoài ra, việc kết hợp mô hình nến Marubozu với mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ cũng đem lại kết quả phân tích đáng chú ý. Khi nến Marubozu bứt phá mức kháng cự và đóng cửa ở trên mức này, điều này xác nhận sự mạnh mẽ của lực mua trên thị trường, dẫn đến một chuỗi tăng giá liên tục.
>> Xem thêm: Chỉ báo Supertrend là gì? Cách sử dụng chỉ báo Supertrend hiệu quả
Phân biệt nến Marubozu và nến Hammer
Nến Marubozu và nến Hammer là hai mô hình nến quan trọng trong phân tích biểu đồ nến. Dưới đây là sự so sánh giữa chúng:
Nến Marubozu | Nến Hammer | |
Hình dạng | Không có bóng hoặc có bóng rất nhỏ so với thân nến. | Có thân nến nhỏ và bóng dài ở phía dưới. |
Sự phản kháng | Cho thấy không có sự phản kháng của bên mua hoặc bên bán đối với xu hướng của thị trường. | Cho thấy sự phản kháng mạnh mẽ đối với xu hướng của thịi trường. |
Dự đoán | Là tín hiệu cho thấy thị trường sẽ duy trì xu hướng hiện tại. | Là tín hiệu đảo chiều, dự đoán tăng giá trong tương lai. |
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để nhận biết nến Marubozu?
Marubozu là một dạng nến đơn có thân nến dài, thường lớn hơn 5 cây nến xuất hiện trước nó, không có râu nến hoặc nếu có thì cũng rất ngắn so với độ dài thân nến.
Sự khác biệt giữa nến Engulfing và Marubozu là gì?
Sự khác biệt giữa nến Engulfing và Marubozu bao gồm:
- Đầu tiên, Marubozu là một dạng nến đơn, trong khi engulfing là dạng hai nến. Liệu cây nến thứ hai của nhấn chìm tăng có thể là một cây Marubozu tăng giá trong thị trường crypto không? Về lý thuyết, điều đó là có thể. Tuy nhiên, trên thực tế, nó ít có khả năng xảy ra.
- Mô hình bullish engulfing (nhấn chìm tăng) rất hữu ích vì nó tạo khoảng trống đến đáy mới, từ đó tạo ra một phần thân nhấn chìm nến trước đó. Về lý thuyết, điều này có thể xảy ra trong crypto, nhưng nó sẽ cực kỳ hiếm. Lý do là crypto giao dịch 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Giao dịch liên tục đang diễn ra, có nghĩa là liên tục định giá.
- Để crypto có khoảng trống, cần phải có một sự kiện tạo ra sự nhầm lẫn trên thị trường, chẳng hạn như một câu chuyện tin tức quan trọng khiến thanh khoản bị kéo. Về bản chất, các nhà cung cấp thanh khoản chính trở nên lo lắng hoặc bối rối, rút lại các cung cấp của họ. Loại kịch bản này cần xảy ra khi một cây nến cũ đã đóng cửa và một cây nến mới đang mở. Kết quả là, đây là một trường hợp cực kỳ hiếm xảy ra.
Ngoài ra, nến engulfing (nhấn chìm) là một mô hình nến đảo chiều. Marubozu có xu hướng là một mô hình tiếp diễn, trừ khi nó xuất hiện ở cuối xu hướng.
Do đó, về lý thuyết, có thể Marubozu là cây nến thứ hai của mô hình nhấn chìm. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra.
Nến Marubozu có phải là mô hình nến đáng tin cậy không?
Nến Marubozu có thể được coi là một mô hình nến đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật, nhưng việc xác định tính đáng tin cậy của nó cần phải kết hợp với các yếu tố khác như khối lượng giao dịch và các chỉ báo kỹ thuật khác.
Trên đây là bài viết Mô hình nến Marubozu là gì? Cách giao dịch với nến Marubozu hiệu quả. Theo dõi Tikop ngay để nhận các bài viết kiến thức chứng khoán mới nhất nhé!