Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tiền điện tử là gì? Phân biệt tiền điện tử và tiền ảo (Crypto)

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

14/10/2024

Cùng với tiền ảo, tiền điện tử cũng là một khái niệm đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Vậy tiền điện tử là gì và khác gì so với tiền ảo? Hãy cùng Tikop khám phá trong bài viết dưới đây.

Tiền điện tử là gì? 

Khái niệm tiền điện tử

Theo Khoản 12 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP định nghĩa về tiền điện tử như sau:

Tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Cũng theo Điều 6 tại Nghị định này, hai phương tiện lưu trữ tiền điện tử là ví điện tử và thẻ trả trước.

Hiện nay, thuật ngữ "tiền điện tử" tại Việt Nam thường được mặc định là tiền ảo hay tiền mã hóa (Crypto). Tuy nhiên, trên thực tế hai khái niệm này lại được nhà nước quy định khác nhau. Tiền mã hóa là tài sản kỹ thuật số sử dụng mật mã để đảm bảo giao dịch, hoạt động dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Do đó, tiền điện tử không phải là tiền ảo (hay còn gọi là tiền mã hóa - crypto/cryptocurrency).

Khái niệm tiền điện tử

Khái niệm tiền điện tử

Ví dụ về tiền điện tử

Tiền điện tử có thể là tiền trong tài khoản ngân hàng, ví dụ như tiền trong ví điện tử MoMo, VNPay hay trong các ứng dụng giao dịch khác.

Tiền điện tử tiếng Anh là gì?

Tiền điện tử trong tiếng Anh là E-money (hay Internet Money).

Phân biệt tiền điện tử và tiền ảo

Tiền điện tử và tiền ảo là hai khái niệm khác biệt nhưng thường bị nhầm lẫn với nhau do cùng hoạt động trên nền tảng số. Nhà nước đưa ra khái niệm về tiền điện tử để loại trừ các thể loại tiền ảo, các công cụ thanh toán không chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước, qua đó giúp quản lý tốt hơn.

 Tiền điện tửTiền ảo
Đặc điểmThể hiện giá trị tiền pháp định của một nước dưới dạng số hoáKhông gắn với đồng tiền pháp định nào, chưa được Việt Nam công nhận là tiền tệ
Đơn vị đảm bảoNgân hàng trung ương, các tổ chức tài chínhKhông được đảm bảo bởi Chính phủ hay ngân hàng Trung ương
Phương tiện lưu trữVí điện tử và thẻ trả trướcHoạt động dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)

Lịch sử ra đời của tiền điện tử

  • Năm 1983, ý tưởng về tiền điện tử ra đời bởi David Chaum.
  • Năm 1990, David Chaum thánh lập công ty tiền điện tử DigiCash nhằm thương mại hóa các ý tưởng đó. Tuy nhiên, công ty đã tuyên bố phá sản vào năm 1998.
  • Năm 2008, một lập trình viên (hoặc một nhóm lập trình viên) dưới tên Satoshi Nakamoto đã xuất bản bài báo mô tả các loại tiền điện tử và sau đó ra mắt Bitcoin. Cho đến năm 2020, thế giới có hơn 5400 loại tiền điện tử.

Phân loại tiền điện tử

Tiền điện tử pháp định

Tiền điện tử pháp định là tiền mặt được mã hóa và lưu trữ trong thẻ ATM, tài khoản ngân hàng hay ví điện tử. Người dùng có thể đổi từ tiền điện tử pháp định dạng số sang tiền mặt và ngược lại. Đây là loại tiền được Chính phủ công nhận.

Tiền điện tử không pháp định (tiền số)

Tiền điện tử không pháp định hay còn gọi là Tiền ảo/ Tiền kỹ thuật số/ Tiền mã hóa là tiền được mã hóa bằng công nghệ blockchain, có tính phi tập trung, không phụ thuộc hay bị điều khiển bởi ai và bảo mật cao. Loại tiền này hiện không được Việt Nam công nhận là một loại tiền tệ.

>> Xem thêmHướng dẫn cách mua Bitcoin bằng Paypal và thẻ VISA chi tiết, đơn giản

Phân loại tiền điện tử

Phân loại tiền điện tử

Đặc điểm của tiền điện tử

Các phương tiện lưu trữ tiền điện tử

Theo Nghị định số 52/2024/NĐ-CP của Chính phủ, hai phương tiện lưu trữ tiền điện tử là ví điện tử và thẻ trả trước. Thẻ trả trước thường được cung cấp bởi ngân hàng theo yêu cầu của chủ sở hữu. Một số ví điện tử nổi bật hiện nay được nhiều người sử dụng như MoMo, VNPAY, ZaloPay,...

Đối tượng cung ứng tiền điện tử

Đối tượng cung ứng tiền điện tử là các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán.

Yêu cầu đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tiền điện tử

Việc cung ứng dịch vụ tiền điện tử phải tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư cho khách hàng theo quy định, chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.

Một số đặc điểm của tiền điện tử

Một số đặc điểm của tiền điện tử

Quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử

Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn về giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:

(1) Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:

  • Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;
  • Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;
  • Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.

(2) Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử chỉ được thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử khi lệnh chuyển tiền điện tử có đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

(3) Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:

  • Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;
  • Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

(4) Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:

  • Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;
  • Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

Quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử

Quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử

Câu hỏi thường gặp

Tiền điện tử ra đời khi nào?

Tiền điện tử không pháp định (tiền mã hóa/crypto) ra đời ngày ​​01/9/2009.

Tiền điện tử có tác dụng gì?

Tiền điện tử giúp quá trình thanh toán, trao đổi mua bán diễn ra nhanh và thuận tiện hơn, đồng thời cũng giúp khách hàng có thể dễ dàng quản lý tiền.

Đào tiền điện tử là gì?

Đào tiền điện tử không pháp định (tiền mã hóa/crypto) hay còn gọi là đào coin là thuật ngữ chỉ hoạt động khai thác tiền kỹ thuật số bằng cách giải các thuật toán để liên kết các khối giao dịch (blockchain) lại với nhau.

Tiền điện tử và tiền kỹ thuật số có giống nhau không?

Không. Tiền điện tử và tiền kỹ thuật số không giống nhau.

Việt Nam đứng thứ mấy tiền điện tử?

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền điện tử không pháp định (tiền mã hóa/crypto), với hơn 21% dân số sở hữu tiền điện tử (Theo báo cáo thường niên của nền tảng dữ liệu blockchain Mỹ Chainalysis).

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tiền điện tử là gì và sự khác nhau giữa tiền điện tử và tiền ảo (Crypto). Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ kiến thức về Các kênh đầu tư khác đầy bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Crypto là gì? Các thông tin về thị trường tiền ảo mà nhà đầu tư cần biết

CÁC KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC

Crypto là gì? Các thông tin về thị trường tiền ảo mà nhà đầu tư cần biết

Crypto là gì? hay tiền điện tử là gì? hoặc đầu tư thế nào thì sẽ hiệu quả nhất? Đây là các câu hỏi cũng như thắc mắc mà hầu hết tất cả nhà đầu tư đều đang quan tâm đến. Vậy trong thông tin của bài viết sau đây, Tikop sẽ giúp các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về các khái niệm tiền điện tử và những kiến thức cần biết trước khi tiến hành đầu tư.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024

11 điều nhà đầu tư cần biết khi phân tích kỹ thuật chứng khoán

CHỨNG KHOÁN

11 điều nhà đầu tư cần biết khi phân tích kỹ thuật chứng khoán

Phân tích kỹ thuật chứng khoán là một trong những công cụ mà các nhà đầu tư cần biết và nắm chắc để có thể xác định được thời điểm mua - bán cổ phiếu phù hợp. Bài viết dưới đây, Tikop sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật chứng khoán là gì và cách đọc biểu đồ cho người mới bắt đầu.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

16/05/2024

Vàng trắng là gì? Vàng trắng bao nhiêu 1 chỉ? Bán có mất giá không?

VÀNG

Vàng trắng là gì? Vàng trắng bao nhiêu 1 chỉ? Bán có mất giá không?

Vàng trắng là một trong các chất liệu trang sức rất được ưa chuộng và luôn có được giá thành tương đối cao tại thị trường Việt Nam. Vậy thực chất kim loại vàng trắng là gì? Vàng trắng giá bao nhiêu 1 chỉ? Vàng trắng bán có mất giá không? Liệu có bị đen không? Hãy cùng Tikop tìm hiểu trong bài viết sau.

tikop_user_icon

Giang Dương

tikop_calander_icon

26/08/2024

Chỉ số VN-Index là gì? Hướng dẫn đọc chỉ số và phân biệt với VN30

CHỨNG KHOÁN

Chỉ số VN-Index là gì? Hướng dẫn đọc chỉ số và phân biệt với VN30

Chỉ số VN-Index là một chỉ số quan trọng phản ánh chính xác về thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Vì vậy, việc hiểu chỉ số VN-Index là điều quan trọng đối với nhà đầu tư. Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết chỉ số VN-Index qua bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Hiền Nguyễn

tikop_calander_icon

19/12/2023