Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Thẻ phi vật lý là gì? Hướng dẫn cách sử dụng thẻ phi vật lý dễ dàng

Đóng góp bởi:

Quỳnh Nguyễn Như

Cập nhật:

20/06/2024

Thẻ phi vật lý ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng bởi những tiện ích và tính năng ưu việt của nó. Bài viết dưới đây Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về thẻ phi vật lý và hướng dẫn cách sử dụng thẻ phi vật lý dễ dàng.

Thẻ phi vật lý là gì?

Khái niệm thẻ phi vật lý

Thẻ phi vật lý là một loại thẻ ngân hàng không có hình thức vật lý như thẻ nhựa thông thường. Thay vào đó, thẻ phi vật lý chỉ tồn tại dưới dạng số liệu điện tử, bao gồm các thông tin như số thẻ, ngày phát hành, ngày hết hạn, mã CVV/CVC. Thẻ này được ứng dụng trong các giao dịch trực tuyến, mua sắm trên website, ứng dụng di động hoặc thanh toán dịch vụ qua mạng.

Thẻ phi vật lý là thẻ được mã hóa để sử dụng trực tuyến

Thẻ phi vật lý là thẻ được mã hóa để sử dụng trực tuyến

Thẻ phi vật lý tiếng Anh là gì?

Thẻ phi vật lý còn có tên gọi tiếng Anh là Virtual Card.

Phân loại thẻ phi vật lý

Các loại thẻ phi tín dụng được tương ứng như thẻ vật lý, bao gồm: 

  • Thẻ tín dụng (Credit card): Thẻ này thay cho thẻ tín dụng thông thường, cho phép khách hàng sử dụng tối đa số tiền trong hạn mức tín dụng được cấp, và khách hàng sẽ thanh toán sau cho ngân hàng.

  • Thẻ ghi nợ (Debit card): Thẻ có những chức năng tương tự như thẻ ghi nợ vật lý, khách hàng chỉ được sử dụng tối đa số tiền trong thẻ.

>> Xem thêm[Cập nhật ] 6 cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng đơn giản, nhanh chóng

Lợi ích và hạn chế của thẻ phi vật lý

Lợi ích

  • An toàn hơn: Độ bảo mật tài khoản cao, an toàn hơn so với thẻ vật lý thông thường. Không lo bị rơi, mất hay bị đánh cắp thông tin thẻ.

  • Tiện lợi: Chỉ cần số thẻ và các thông tin liên quan, bạn có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi mà không cần mang theo thẻ vật lý.

  • Kiểm soát chi tiêu: Một số loại thẻ phi vật lý cho phép bạn đặt hạn mức giao dịch hoặc khoảng thời gian sử dụng, giúp quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.

  • Phát hành nhanh chóng: Thẻ phi vật lý có thể được phát hành và kích hoạt ngay lập tức, không cần chờ đợi như thẻ vật lý.

Hạn chế

  • Không thể sử dụng tại các điểm thanh toán vật lý: Thẻ phi vật lý chỉ có thể sử dụng cho các giao dịch trực tuyến, không thể thanh toán trực tiếp tại cửa hàng hoặc ATM.

  • Rủi ro bị lừa đảo: Nếu số thẻ và thông tin liên quan bị đánh cắp, kẻ gian có thể lợi dụng để thực hiện giao dịch lừa đảo.

  • Hạn mức thấp hơn: Thẻ phi vật lý thường có hạn mức giao dịch thấp hơn so với thẻ vật lý.

>>Xem thêm: Cách làm thẻ ngân hàng online miễn phí, nhanh chóng nhất

Những lợi ích và tính năng của thẻ vật lí cần biết

Những lợi ích và tính năng của thẻ vật lí cần biết

Điều kiện phát hành thẻ phi vật lý mới nhất

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng thường đưa ra những yêu cầu và điều kiện cụ thể để phát hành thẻ phi vật lý cho khách hàng. Dưới đây là một số điều kiện phổ biến:

  • Là công dân Việt Nam
  • Từ đủ 15 tuổi trở lên (tính tuổi theo đúng ngày tháng năm sinh)
  • Khách hàng phải có tài khoản ngân hàng hoạt động tại ngân hàng đó.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và xác minh danh tính (Số điện thoại, email, căn cước công dân,...) .
  • Không có nợ xấu hoặc lịch sử tín dụng kém.
  • Đáp ứng các yêu cầu về thu nhập, tài sản hoặc mức độ tín nhiệm khác.

Lưu ý rằng các điều kiện có thể khác nhau tùy theo chính sách của từng ngân hàng và loại thẻ phi vật lý cụ thể.

Hướng dẫn kích hoạt thẻ phi vật lý chi tiết

Cách 1: Kích hoạt thẻ phi vật lý trên ứng dụng ngân hàng:

  • Đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng chọn Dịch vụ thẻ và click chọn thẻ muốn kích hoạt
  • Chọn Kích hoạt thẻ, nhập mã Pinmã OTP và nhấn Tiếp tục.
  • Nhập mã OTP được gửi về tin nhắn để hoàn tất kích hoạt

Cách 2: Kích hoạt thẻ bằng tin nhắn:

  • Soạn tin nhắn theo cú pháp của ngân hàng. Phí tin nhắn từ 1.000vnđ - 1.500vnđ/tin.

Cách 3: Gọi điện đến Hotline:

  • Trước khi gọi điện đến hotline để yêu cầu kích hoạt thẻ, bạn cần chuẩn bị trước các thông tin bao gồm số giấy tờ đăng ký với ngân hàng, số thẻ.

Cách kích hoạt thẻ phi vật lý chi tiết

Cách kích hoạt thẻ phi vật lý chi tiết

Cách sử dụng thẻ phi vật lý đơn giản

Hướng dẫn rút tiền

Để rút tiền từ thẻ phi vật lý, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Mở ứng dụng ngân hàng > Chọn tính năng QR Pay. 
  • Bước 2: Chọn số 9 trên màn hình ATM > Bấm biểu tượng mã QR Code. 
  • Bước 3: Dùng camera điện thoại quét mã QR trên màn hình cây ATM.
  • Bước 4: Sau khi quét mã thành công, chọn nguồn thẻ và số tiền muốn rút. 
  • Bước 5: Xác nhận giao dịch, nhập mã PIN và nhận tiền từ cây ATM. 

Hướng dẫn thanh toán

Để thanh toán trực tuyến bằng thẻ phi vật lý, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào ứng dụng của ngân hàng, chọn mục thanh toán bằng mã QR. 
  • Bước 2: Dùng camera quét mã QR thanh toán. 
  • Bước 3: Nhập số tiền cần thanh toán và mã PIN để thực hiện giao dịch. Nếu quét mã QR tự động theo đơn hàng thì không cần phải nhập số tiền, hệ thống sẽ tự động trừ số tiền tương ứng.

>>Xem thêm: Nên làm thẻ ngân hàng nào miễn phí, nhiều ưu đãi nhất 2024?

So sánh thẻ phi vật lý và thẻ vật lý

Tiêu chí

Thẻ phi vật lý

Thẻ vật lý

Khái niệm

Là một thẻ vô hình, nó chỉ có thể được hiển thị trên các ứng dụng trực tuyến củaCó thể được sử dụng để rút tiền tại ATM
Mức phí

Hoàn toàn miễn phí 100%

Tuỳ theo từng ngân hàng sẽ có thêm thu phí: thẻ phát hành, phí quản lý thẻ,...

Thời gian nhận thẻ

Sử dụng ngay sau khi đăng ký

Sau khi mở thẻ, khách hàng phải đợi 7 – 10 ngày mới có thể nhận thẻ và sử dụng

Mức độ an toàn

Tính bảo mật tốt hơn

Có nguy cơ mất thẻ, dễ bị đánh cắp, lộ thông tin thẻ

Mức độ tiện lợi

Chỉ thực hiện được các giao dịch online

Luôn phải mang thẻ theo bên người, thực hiện các giao dịch trực tiếp tại cửa hàng chấp nhận quẹt thẻ, tại quầy giao dịch.

Chức năng chính

Rút tiền, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền hoặc mở sổ tiết kiệm

Rút tiền tại ATM, quẹt thẻ tại máy POS

>> Xem thêmHướng dẫn cách rút tiền thẻ ATM đúng cách, chi tiết nhất 2024

Lưu ý khi sử dụng thẻ phi vật lý

Để hạn chế các rủi ro khi sử dụng thẻ phi vật lý như bị đánh cắp thông tin, lừa chuyển tiền, các bạn hãy lưu ý:

  • Luôn luôn bảo mật thông tin cá nhân, đặc biệt là mật khẩu đăng nhập, mã PIN ATM, số CMND/CCCD,... 
  • Thoát ứng dụng ngân hàng điện tử ngay sau khi sử dụng. 
  • Không truy cập vào những đường link lạ hoặc các phần mềm không rõ nguồn gốc để tránh lộ thông tin.
  • Thận trọng và kiểm tra thông tin thật kỹ trước khi giao dịch trực tuyến bằng thẻ phi vật lý. 
  • Sử dụng dịch vụ bảo mật bằng mã OTP: Khi thanh toán hoặc liên kết với các ứng dụng khác, khách hàng sẽ phải nhập mã OTP được gửi về số điện thoại của mình. Mã này chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất, trong 1 khoảng thời gian nhất định.

>> Xem thêm: Các loại thẻ ngân hàng phổ biến hiện nay và cách phân biệt

Sử dụng thẻ phi vật lý an toàn, tiện lợi

Sử dụng thẻ phi vật lý an toàn, tiện lợi

Một số câu hỏi thường gặp

Thẻ phi vật lý có rút tiền được không?

Có, bạn có thể sử dụng thẻ phi vật lý để rút tiền từ ATM hoặc thông qua các tính năng rút tiền trực tuyến của ngân hàng phát hành.

Phát hành thẻ phi vật lý là gì?

Phát hành thẻ phi vật lý là quá trình tạo ra một thẻ số với các thông tin liên quan để sử dụng trong các giao dịch trực tuyến.

Thẻ trả trước phi vật lý là gì?

Thẻ trả trước phi vật lý là loại thẻ mà bạn phải nạp tiền trước vào tài khoản thẻ trước khi sử dụng, giúp kiểm soát chi tiêu hiệu quả.

Bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về thẻ phi vật lý, từ khái niệm, lợi ích, hạn chế, đến hướng dẫn kích hoạt và sử dụng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ thanh toán này và áp dụng một cách hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!

 

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Nguồn tham khảo

 

 

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024

Tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về tài chính

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về tài chính

Tài chính là một trong những thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều người. Cùng tìm hiểu về khái niệm Tài chính để hiểu rõ khái niệm tài chính là gì và chức năng, cũng như vai trò của nó thế nào.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

18/01/2024

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM VÀ LÊN KẾ HOẠCH CHO MỘT ĐÁM CƯỚI?

TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM VÀ LÊN KẾ HOẠCH CHO MỘT ĐÁM CƯỚI?

Lập ngân sách hoàn hảo cho đám cưới là một trong những công việc đầu tiên mà các bạn phải làm ngay từ đầu nếu muốn có được một kế hoạch đám cưới chi tiết và chu đáo. Có rất nhiều các cách để lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới và ngay trong bài viết này đây Tikop sẽ gửi đến các bạn cách để lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu cho một đám cưới thật hoàn chỉnh và khoa học

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

03/03/2023

Chiết khấu là gì? Hướng dẫn cách tính chiết khấu, có ví dụ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Chiết khấu là gì? Hướng dẫn cách tính chiết khấu, có ví dụ chi tiết

Chiết khấu là một biện pháp được sử dụng rất nhiều trong marketing, để kích thích người dùng mua sắm. Vậy chiết khấu là gì? Cách tính tỷ lệ chiết khấu như thế nào khi áp dụng trong kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

22/08/2024