Mã OTP là gì?
Mã OTP là viết tắt của One Time Password, là các chuỗi ký tự, chữ số khác nhau sử dụng để xác minh hoặc giao dịch cho các dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến hoặc mạng xã hội. Thông thường, mã OTP chỉ có thể sử dụng 1 lần, hiệu lực chỉ từ 30 giây đến 2 phút.
Mã OTP được sử dụng như một biện pháp bảo mật hai lớp nhằm xác minh giao dịch, nâng cao tính bảo mật và giảm thiểu các rủi ro về hacker.
Mã OTP là loại mã quan trọng sử dụng khi giao dịch trực tuyến
Các loại mã OTP phổ biến hiện nay
SMS OTP
Là loại mã OTP mà khi bạn sử dụng dịch vụ Internet Banking để thanh toán hóa đơn, chuyển khoản thì mã OTP sẽ được chuyển đến tin nhắn điện thoại của bạn. Thông thường, bạn có thể đăng ký SMS OTP khi đăng ký tài khoản tại ngân hàng.
Token
Token là thiết bị điện tử mà bạn có thể sử dụng để đăng ký mở tài khoản thanh toán. Khi thực hiện giao dịch, đến bước xác nhận thì Token sẽ tự sinh ra mã OTP mà không cần kết nối mạng. Tuy nhiên, để sử dụng thì bạn cần trả thêm một khoản phí nhất định để mua Token.
>> Xem thêm: Số token là gì? Ứng dụng của số token trong cuộc sống hiện nay
Smart OTP
Tùy vào quy định của từng ngân hàng mà bạn có thể sử dụng Smart OTP có phí hoặc không, ứng dụng này thường được tích hợp với hệ điều hành Android hay IOS. Theo đó, bạn có thể lấy mã OTP mà không cần chờ SMS.
>>> Xem thêm: Room tín dụng là gì? Tác động khi nới room tín dụng ngân hàng
Có 3 loại mã OTP phổ biến hiện nay là SMS, Token và Smart OTP
Tầm quan trọng của mã OTP khi giao dịch online
Thực tế, mã OTP đóng vai trò quan trọng đối với khách hàng khi giao dịch online. Cụ thể:
Mã OTP đóng vai trò như một lớp bảo mật thứ hai, bên cạnh mật khẩu, giúp đảm bảo rằng chỉ người dùng chính mới có thể tiến hành các giao dịch quan trọng. Điều này nâng cao mức độ an toàn cho tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân.
Với tính chất dùng một lần và có hiệu lực trong thời gian ngắn, mã OTP khó bị lợi dụng để xác thực giao dịch. Ngay cả khi thông tin đăng nhập của bạn bị tiết lộ, việc thiếu mã OTP sẽ ngăn chặn kẻ xấu khỏi việc truy cập vào tài khoản của bạn.
Mã OTP thường được gửi qua tin nhắn điện thoại hoặc ứng dụng, tăng cường mức độ bảo mật. Điều này đảm bảo rằng chỉ người sở hữu tài khoản mới có thể nhận và sử dụng mã OTP để xác thực, loại bỏ nguy cơ truy cập trái phép từ bên ngoài.
>> Xem thêm: Số thẻ ngân hàng là gì? Phân biệt số thẻ và số tài khoản ngân hàng
Mã OTP đóng vai trò như một lớp bảo mật thứ hai
Cách kích hoạt mã OTP ngân hàng
Đối với mã xác thực OTP là ứng dụng tự động thì bạn không cần phải kích hoạt, thay vào đó chỉ cần thực hiện giao dịch trên Internet banking là mã OTP sẽ được gửi về số điện thoại đăng ký. Còn đối với dịch vụ Smart OTP thì bạn cần đăng ký dịch vụ với ngân hàng và thực hiện theo các bước sau:
Đăng nhập vào internet banking của ngân hàng và bạn chọn vào mục Smart OTP.
Chọn đăng ký Smart OTP, điền mã xác thực và xác nhận thông tin.
Ngân hàng sẽ gửi mã xác thực về SMS. Và bạn nhập mã OTP mà ngân hàng vừa gửi đến và xác nhận là đã hoàn thành quá trình đăng ký.
>>> Xem thêm: Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? 8 điều cần biết về đáo hạn thẻ tín dụng
Cách kích hoạt mã OTP ngân hàng
Cách lấy mã OTP nhanh chóng, tiện lợi
Cách lấy mã OTP trên điện thoại
Việc lấy mã OTP sẽ khác nhau phụ thuộc vào ngân hàng hoặc dịch vụ mà bạn đang sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp để lấy mã OTP để bạn tham khảo:
SMS OTP: Khi thực hiện giao dịch trực tuyến bất kỳ thì ngân hàng sẽ gửi tin nhắn chứa mã OTP đến số điện thoại bạn đăng ký. Lúc này, bạn chỉ cần nhập mã OTP vào ứng dụng ngân hàng để xác nhận.
Smart OTP: Nếu sử dụng Smart OTP thì bạn chỉ cần mở ứng dụng trên điện thoại, ứng dụng sẽ sinh ra một mã OTP mới mỗi lần sử dụng thì bạn chỉ cần nhập mã OTP vào trang web hoặc ứng dụng ngân hàng tương ứng để xác nhận giao dịch.
Token OTP: Bạn cần nhấn nút trên thiết bị để sinh ra mã OTP, mã OTP này sẽ hiển thị trên màn hình thiết bị, bạn chỉ cần nhập mã này vào trang web hoặc ứng dụng ngân hàng để xác nhận giao dịch.
Việc lấy mã OTP sẽ khác nhau phụ thuộc vào ngân hàng hoặc dịch vụ mà bạn đang sử dụng
Cách lấy mã OTP khi bị mất sim đơn giản
Làm lại sim mới với số thuê bao cũ
Nếu bị mất SIM hoặc SIM hỏng thì bạn nên đến trực tiếp các cửa hàng giao dịch của nhà mạng để làm lại SIM với số thuê bao cũ. Để làm lại thì bạn chỉ cần mang căn cước công dân, lúc này nhân viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Thời gian làm lại SIM chỉ mất khoảng 15 - 30 phút.
Lưu ý: SIM đăng ký của bạn cần phải là SIM chính chủ, và trùng với thông tin trên căn cước công dân.
>>> Đọc ngay: Bật mí 6 cách nạp tiền vào thẻ ATM an toàn, nhanh chóng hiện nay
Sử dụng Smart OTP
Ngoài ra, bạn có thể lấy mã OTP khi bị mất SIM là sử dụng dịch vụ Smart OTP. Cách này cho phép bạn có thể lấy mã OTP qua ứng dụng ngân hàng mà không cần đợi tin nhắn gửi về điện thoại, có thể giao dịch trực tuyến ngay cả khi SIM bị mất.
Lưu ý: Khi chuyển phương thức Smart OTP thì bạn cần đến trực tiếp ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ hoặc thao tác trực tuyến trên ứng dụng.
Lấy mã OTP tại quầy giao dịch ngân hàng
Nếu bạn không thể đăng ký số thuê bao cũ mà buộc phải dùng số mới thì cần đến ngân hàng để thay đổi số điện thoại đã liên kết với tài khoản ngân hàng. Khi đó, bạn cần cung cấp các thông tin cá nhân, điền vào đơn phía ngân hàng cung cấp và sẽ được xét duyệt.
Lưu ý: Sau khi đổi số điện thoại thì tất cả dịch vụ liên kết với số thuê bao cũ như Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking sẽ tự động hủy.
Cách lấy mã OTP khi bị mất sim đơn giản
Những điều cần lưu ý khi sử dụng mã OTP giao dịch
Không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai
Khi giao dịch mã OTP thì bạn không nên chia sẻ mã OTP cho bất kỳ ai, bạn bè hoặc nhân viên ngân hàng, bởi đây là những thông tin riêng tư. Việc tiết lộ mã OTP có thể gây ảnh hưởng đến việc bảo mật cũng như là họ có thể lạm dụng sử dụng tài khoản của bạn.
Không nhập mã OTP vào các đường link lạ
Một điều quan trọng khi sử dụng mã OTP trong giao dịch chính là không được truy cập vào các đường link lạ. Bởi đây là một trong các chiêu trò rất phổ biến hiện nay, khiến nhiều người mắc bẫy và có thể mất trắng vài trăm triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.
Không nhập mã OTP vào các đường link lạ
Hạn chế đăng nhập vào các thiết bị công cộng thực hiện giao dịch ngân hàng
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo rất tinh vi khi sử dụng mạng công cộng để trộm các thông tin cá nhân của khách hàng. Vì thế, bạn nên hạn chế đăng nhập, giao dịch ngân hàng ở các thiết bị công cộng. Hoặc nếu có thì hãy đăng xuất khỏi tài khoản và xóa lịch sử giao dịch để hạn chế việc đánh cắp thông tin cá nhân nhé!
>>> Click ngay: Hướng dẫn cách đổi mật khẩu thẻ ATM trên điện thoại nhanh chóng
Khóa SMS OTP tạm thời khi bị mất điện thoại
Nếu bạn bị mất điện thoại thì hãy khóa ngay tính năng SMS OTP, bởi những kẻ gian có thể lợi dụng điều này để lấy mã OTP và ăn cắp tiền từ tài khoản của bạn.
Khóa SMS OTP tạm thời khi bị mất điện thoại
Luôn đặt mật khẩu điện thoại để tránh bị lộ OTP
Với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì điện thoại chính là chiếc ví thứ hai của mỗi người. Vì thế, để tránh bị lộ các thông tin cá nhân thì bạn nên phòng bằng cách luôn đặt mật khẩu cho điện thoại của mình.
Mã PIN và mã OTP khác nhau như thế nào?
Mã PIN và mã OTP là 2 mã khác nhau, tuy nhiên rất nhiều người thường nhầm lẫn với nhau. Vì thế, hãy cùng Tikop phân biệt mã PIN và mã OTP ngay dưới đây nhé!
Mã OTP | Mã PIN | |
Khái niệm | Viết tắt của One Time Password, là các chuỗi ký tự, chữ số khác nhau sử dụng để xác minh giao dịch. | Viết tắt của Personal Identification Number – Mã số định danh cá nhân được sử dụng nhằm xác nhận quyền truy cập vào một hệ thống nào đó. |
Hiệu lực | Chỉ có hiệu lực 1 lần duy nhất, thời gian từ 30 giây - 2 phút. | Có hiệu lực trong nhiều lần giao dịch và chỉ mất hiệu lực khi người dùng nhập sai quá số lần quy định. |
Nguyên tắc tạo mã | Được tạo bởi hệ thống thông qua các ứng dụng hoặc thiết bị bảo mật token. | Người dùng tạo và tự lưu thông tin mã PIN để sử dụng trong các lần tiếp theo. |
Cách nhập | Có thể được tự động nhập hoặc gửi đến email và tin nhắn để người dùng nhập vào. | Người dùng có thể nhập trực tiếp vào thiết bị của mình. |
Các câu hỏi thường gặp
Mã OTP ngân hàng là gì?
Mã OTP ngân hàng là chuỗi ký tự hoặc chữ số được ngân hàng tạo ra để gửi đến số điện thoại của người dùng nhằm xác minh giao dịch.
Tại sao mã OTP không gửi về điện thoại?
Mã OTP không gửi về điện thoại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như số điện thoại bị chặn SMS, số điện thoại đăng ký sai, SIM điện thoại bị khóa hoặc điện thoại của bạn nằm ngoài vùng phủ sóng.
Cung cấp mã OTP cho người khác có sao không?
Cung cấp mã OTP cho người khác sẽ không được đảm bảo về tính bảo mật về tài khoản ngân hàng, danh tính tài khoản mạng xã hội hoặc thông tin cá nhân.
Mã OTP có hiệu lực bao lâu?
Mã OTP có hiệu lực từ 30 giây đến 2 phút.
Tại sao không nhận được mã OTP BIDV?
Không nhận được mã OTP BIDV có thể do số điện thoại đăng ký bị sai, SIM điện thoại bạn bị khóa hoặc bị chặn SMS.
Phía trên là toàn bộ thông tin về mã OTP là gì để bạn tham khảo, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!