Nợ xấu nhóm 2 là gì?
Nợ xấu nhóm 2 (Nợ cần chú ý) là khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, nhóm nợ có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro (theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN). Mặc dù chưa bị coi là nợ xấu, nhưng nợ nhóm 2 vẫn ảnh hưởng đến điểm tín dụng và làm giảm khả năng vay vốn của khách hàng trong tương lai.
Hiểu rõ sự khác biệt giữa các nhóm nợ giúp người vay chủ động hơn trong việc quản lý tài chính và duy trì lịch sử tín dụng tốt. Dưới đây là phần phân biệt nợ xấu nhóm 2 với các nhóm nợ còn lại để bạn tham khảo:
Nhóm | Tên nhóm | Thời gian quá hạn / Đặc điểm |
Nhóm 1 | Nợ đủ tiêu chuẩn | Trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày, khả năng thu hồi đầy đủ |
Nhóm 2 | Nợ cần chú ý | Quá hạn từ trên 10 ngày đến 90 ngày hoặc cơ cấu lần đầu còn trong hạn |
Nhóm 3 | Nợ dưới tiêu chuẩn | Quá hạn từ 91 đến 180 ngày |
Nhóm 4 | Nợ nghi ngờ | Quá hạn từ 181 đến 360 ngày |
Nhóm 5 | Nợ có khả năng mất vốn | Quá hạn trên 360 ngày, gần như mất khả năng thu hồi |
Nợ nhóm 2 hay còn gọi là Nợ cần chú ý
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu nhóm 2
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, thường xuất phát từ thói quen tài chính, tình hình thu nhập cá nhân hoặc yếu tố khách quan trong cuộc sống. Các nguyên nhân chính bao gồm:
Nguyên nhân từ phía đơn vị cho vay
- Sai sót trong quá trình thẩm định: Việc thu thập, đánh giá thông tin tài chính của khách hàng thiếu chính xác dẫn đến việc cấp hạn mức vay, kỳ hạn vay không phù hợp với khả năng trả nợ thực tế.
- Nới lỏng tiêu chuẩn cho vay: Do áp lực cạnh tranh, một số tổ chức tín dụng có thể bỏ qua hoặc làm lỏng các quy trình thẩm định, dẫn tới việc phê duyệt các khoản vay tiềm ẩn rủi ro cao.
>> Xem thêm: Nợ xấu có vay được không? Danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu
Những nguyên nhân từ phía đơn vị cho vay
Nguyên nhân từ phía người vay
Phần lớn các trường hợp nợ xấu nhóm 2 xuất phát từ phía người vay, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Các yếu tố này thường không mang tính cố ý nhưng lại dễ xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ tín dụng. Cụ thể như sau
- Quên lịch thanh toán: Người vay không nhớ ngày đến hạn trả nợ do bận rộn hoặc không nhận được thông báo nhắc nợ từ đơn vị cho vay.
- Không đủ tài chính khi đến kỳ hạn: Gặp khó khăn tạm thời về tài chính khiến khách hàng không chuẩn bị kịp tiền trả nợ đúng thời điểm.
- Chênh lệch giữa kỳ trả nợ và kỳ nhận lương: Lịch trả nợ rơi vào thời điểm chưa nhận lương nên người vay chậm thanh toán.
- Không sử dụng Internet Banking: Việc phải đến quầy giao dịch nộp tiền khiến người vay dễ trì hoãn, đặc biệt khi quá bận hoặc ở xa ngân hàng.
- Gặp sự cố khi chuyển khoản: Sự cố kỹ thuật trong quá trình chuyển tiền liên ngân hàng khiến khoản thanh toán không được ghi nhận đúng hạn.
- Ảnh hưởng từ các biến cố ngoài ý muốn: Dịch bệnh, thiên tai, tai nạn hoặc các yếu tố bất khả kháng làm giảm thu nhập, khiến người vay mất khả năng thanh toán tạm thời.
Những nguyên nhân từ phía người vay
Nợ xấu nhóm 2 có ảnh hưởng gì không?
Nợ xấu nhóm 2 tuy chưa quá nghiêm trọng nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vay vốn và điểm tín dụng cá nhân. Cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân: Lịch sử nợ quá hạn nhóm 2 làm giảm điểm tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ tài chính.
- Giảm khả năng vay vốn tại ngân hàng và tổ chức tín dụng: Các tổ chức tài chính sẽ thắt chặt điều kiện cho vay hoặc hạn mức đối với người từng có nợ nhóm 2.
- Nguy cơ bị từ chối hồ sơ vay: Một số ngân hàng xét duyệt khắt khe có thể thẳng thừng từ chối hồ sơ vay nếu phát hiện khách hàng từng dính nợ nhóm 2.
Một số ảnh hưởng của nợ xấu nhóm 2
Nợ xấu nhóm 2 bao lâu được xóa?
Khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN:
"Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Khoản 1 Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2025):
"Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật."
⇒ Nợ xấu nhóm 2 sẽ được xóa khỏi CIC sau tối đa 05 năm tính từ ngày khách hàng tất toán đầy đủ toàn bộ nợ gốc và lãi suất liên quan.
Cách xóa nợ xấu nhanh hơn
- Thanh toán ngay toàn bộ nợ gốc, lãi, phí phạt (nếu có) càng sớm càng tốt.
- Giữ lại biên lai thanh toán để làm bằng chứng nếu cần.
- Kiểm tra CIC định kỳ để theo dõi tình trạng cập nhật.
- Chủ động liên hệ tổ chức tín dụng yêu cầu cập nhật trạng thái tất toán nợ.
>> Xem thêm: Điểm tín dụng CIC là gì? Phân loại và cách kiểm tra điểm tín dụng CIC
Cách kiểm tra tình trạng nợ xấu nhóm 2 trên CIC
Để kiểm tra xem mình có đang thuộc nhóm nợ xấu hay không, bạn có thể thực hiện tra cứu thông qua website CIC với các bước đơn giản sau:
Bước 1: Truy cập trang web chính thức của CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn. Chọn mục "Đăng ký"
Kiểm tra tình trạng nợ xấu nhóm 2 trên CIC bước 1
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo mẫu yêu cầu. Lưu ý sử dụng email và số điện thoại chính chủ để đảm bảo nhận được thông báo xác thực. Nhập mật khấu và ấn Tiếp tục.
Kiểm tra tình trạng nợ xấu nhóm 2 trên CIC bước 2
Bước 3: Hệ thống sẽ gửi mã OTP về số điện thoại bạn đã đăng ký. Nhập mã OTP, tích chọn đồng ý với các điều khoản và nhấn "Tiếp tục" để hoàn tất đăng ký.
Kiểm tra tình trạng nợ xấu nhóm 2 trên CIC bước 3
Bước 4: Sau khi đăng ký thành công, nhân viên CIC sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để xác minh thông tin cá nhân. Nếu xác minh thành công, CIC sẽ gửi tài khoản đăng nhập (gồm tên đăng nhập và mật khẩu) qua SMS hoặc email.
Kiểm tra tình trạng nợ xấu nhóm 2 trên CIC bước 4
Bước 5: Sử dụng tài khoản được cấp để đăng nhập vào hệ thống CIC, sau đó vào mục Thông tin cá nhân để tra cứu điểm tín dụng và kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình.
Kiểm tra tình trạng nợ xấu nhóm 2 trên CIC bước 5
Bước 6: Hệ thống hiển thị tình trạng nợ xấu.
Kiểm tra tình trạng nợ xấu nhóm 2 trên CIC bước 6
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay
Những câu hỏi thường gặp về nợ xấu nhóm 2
Nợ xấu nhóm 2 có mua trả góp được không?
Không. Nếu thuộc nợ nhóm 2, khách hàng không được ngân hàng chấp nhận hồ sơ mua trả góp, nhưng vẫn có thể mua trả góp tại các công ty tài chính (ví dụ: Home Credit, FE Credit,...).
>> Xem thêm: Trả góp qua thẻ tín dụng là gì? Cách mua trả góp qua thẻ tín dụng
Nợ xấu nhóm 2 có vay được ngân hàng không?
Có. Dù khách hàng thuộc nhóm nợ 2 vẫn có thể vay ngân hàng, nhưng sẽ phải đáp ứng thêm nhiều yêu cầu và quy định từ phía ngân hàng.
Nợ xấu nhóm 2 có vay thế chấp được không?
Được. Khách hàng nợ xấu nhóm 2 vẫn có thể vay thế chấp, nhưng điều này phụ thuộc vào từng tổ chức tín dụng và các tiêu chí xét duyệt cụ thể.
Nợ xấu nhóm 2 có thể vay tín chấp được không?
Được. Người vay thuộc nhóm nợ xấu 2 (nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày) vẫn có khả năng vay tín chấp từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, nhưng cần đáp ứng một số điều kiện như thanh toán đầy đủ khoản nợ quá hạn trước khi vay.
Nợ xấu nhóm 2 mở thẻ tín dụng được không?
Được. Người có nợ xấu nhóm 2 vẫn có khả năng mở thẻ tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ xem xét cẩn thận tình trạng tài chính của bạn.
Tóm lại, nợ xấu nhóm 2 là một vấn đề quan trọng mà bạn cần chú ý để bảo vệ khả năng vay vốn trong tương lai. Hy vọng qua bài viết này, Tikop đã giúp bạn nắm rõ khái niệm và giải đáp thắc mắc về nợ xấu nhóm 2 bao lâu được xóa trên CIC. Đừng quên theo dõi Kiến thức tài chính để không bỏ lỡ nhiều bài học bổ ích!