Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Nợ chú ý là gì? Nợ chú ý vay được ngân hàng nào? Cách xóa nợ chú ý

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

11/05/2024

Nợ chú ý là một trong các thuật ngữ phổ biến khi thực hiện khoản vay tại tổ chức tín dụng. Cùng tìm hiểu nợ chú ý là gì, nợ chú ý vay được ngân hàng nào và cách xóa nợ chú ý qua bài viết sau của Tikop nhé!

Nợ chú ý là gì?

Khái niệm về nợ chú ý

Nợ chú ý hay nợ cần chú ý là các khoản nợ đối với các khoản vay đã quá hạn trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 90 ngày (3 tháng), hoặc các khoản nợ đã có sự điều chỉnh về kỳ hạn thanh toán. Các khoản nợ được điều chỉnh có thể nhằm hỗ trợ khách hàng đang gặp khó khăn tài chính và chưa thể trả nợ vì lý do nào đó.

Vì vậy, hãy chú ý đến nhóm nợ này. Vì nếu không vượt qua nó, bạn có thể dễ dàng rơi vào nhóm nợ xấu (với các nhóm nợ 3, 4, 5) và gặp nhiều vấn đề trong tương lai.

Nợ chú ý là các khoản nợ đã quá hạn trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 90 ngày

Nợ chú ý là các khoản nợ đã quá hạn trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 90 ngày

Ví dụ về nợ chú ý

Giả sử bạn thực hiện một khoản vay cá nhân từ ngân hàng với kỳ hạn trả nợ là 12 tháng. Trong suốt quá trình trả nợ, bạn gặp phải một số khó khăn tài chính và không thể thanh toán đúng hạn (trễ 3 tháng). Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với ngân hàng, họ đồng ý điều chỉnh kỳ hạn thanh toán của bạn.

Trong trường hợp này, khoản vay của bạn trở thành một khoản "nợ chú ý". Điều này có nghĩa là bạn cần chú ý đến nó và đảm bảo rằng bạn sẽ hoàn thành khoản vay đã điều chỉnh kỳ hạn.

Nợ chú ý tiếng Anh là gì?

Nợ chú ý tiếng Anh là Debt notes.

Nợ chú ý có phải nợ xấu không?

Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN:

Nhóm nợ Định nghĩa

Nhóm 3

(nợ dưới tiêu chuẩn)

Trễ hạn từ 30 ngày (1 tháng) đến 90 ngày (3 tháng):

  • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn, ở mức dưới 30 ngày (1 tháng).
  • Hoặc các khoản nợ được miễn lãi, giảm lãi.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Trễ hạn từ 90 ngày (3 tháng) đến 180 ngày (6 tháng):

  • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn, trong phạm vi từ 30 ngày (1 tháng) – 90 ngày (3 tháng).
  • Hoặc các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán đến lần thứ 2.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Trễ hạn lớn hơn 180 ngày (6 tháng):

  • Các khoản nợ này dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày (3 tháng). 
  • Hoặc các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán đến lần thứ 3 trở lên.

"Nợ chú ý" thuộc vào nhóm nợ 2, có khoảng trễ từ 10 đến 90 ngày, do đó chưa được xem là nợ xấu. Tuy nhiên, khách hàng không nên coi thường vì trong giai đoạn này, các ngân hàng vẫn đang tiếp tục phân loại nợ. Do đó, nợ thuộc nhóm 2 có thể trở thành nợ thuộc nhóm 3, 4 hoặc 5 nếu khách hàng không thanh toán đầy đủ khoản vay.

>>> Xem thêmDư nợ là gì? Hướng dẫn cách tính dư nợ đơn giản, chính xác hiện nay

Nợ chú ý chưa được xem là nợ xấu

Nợ chú ý chưa được xem là nợ xấu

Nợ chú ý có tiếp tục vay được không?

Dù chỉ nằm trong nhóm nợ thứ 2, nhưng "nợ chú ý" vẫn khiến các ngân hàng có nghi ngờ về khả năng thanh toán của khách hàng. Do đó, không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng cho phép khách hàng đang có nợ chú ý vay tiền.

Tuy nhiên, tại một số ngân hàng như HDBank, OCB, Hong Leong Bank, khách hàng đang có nợ chú ý vẫn có thể được cân nhắc vay vốn theo quy trình thông thường. Trong quá trình xem xét hồ sơ, các ngân hàng này sẽ đánh giá mức độ nợ chú ý và dựa trên đó xem xét hạn mức, thời gian và lãi suất vay. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ áp dụng các hình thức vay và điều kiện giải ngân một cách nghiêm ngặt hơn.

>>> Xem thêmHướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay

Nợ chú ý đa số không được các ngân hàng cho vay

Nợ chú ý đa số không được các ngân hàng cho vay

Cách thực hiện vay khi có nợ chú ý

Trong trường hợp khách hàng muốn vay vốn khi đang có nợ chú ý, có thể áp dụng một số giải pháp sau:

  • Thanh toán nợ trước đó đầy đủ và sớm nhất có thể.
  • Tìm người bảo lãnh có lịch sử tín dụng tốt để đảm bảo cho ngân hàng về khả năng thanh toán. 
  • Sử dụng tài sản đảm bảo như ô tô, sổ hồng, thiết bị, máy móc,... làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
  • Chứng minh nguyên nhân nợ chú ý là do lý do khách quan, không phải cố ý. 

Cách thực hiện vay khi có nợ chú ý

Cách thực hiện vay khi có nợ chú ý

Cách xóa nợ cần chú ý

  • Thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi tất toán các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu, không có thông tin về khoản nợ này sẽ xuất hiện trong lịch sử tín dụng của bạn. Vì vậy, thanh toán các khoản nợ nhỏ này sẽ cải thiện lịch sử tín dụng của bạn.
  • Phân bổ tài chính để tất toán khoản vay trên 10 triệu: Thông tin lịch sử tín dụng được cập nhật hàng tháng và theo quy định, sau 12 tháng trả hết nợ xấu nhóm 2, thông tin về nợ xấu sẽ được xóa khỏi lịch sử tín dụng.
  • Đăng ký nhận báo cáo tín dụng: Đăng ký nhận báo cáo tín dụng giúp bạn nhận thông báo kịp thời và tránh việc nợ xấu nhóm 2 bị chuyển thành nhóm 3, 4 hoặc 5. Vì thông tin về các nhóm nợ xấu này có thể mất đến 5 năm để được xóa khỏi lịch sử tín dụng.

Cách xóa nợ cần chú ý bạn nên biết

Cách xóa nợ cần chú ý bạn nên biết

Câu hỏi thường gặp

Nợ cần chú ý là nhóm mấy?

Nợ cần chú ý là nhóm 2.

Nợ cần chú ý bao lâu mới được xoá?

Sau 5 năm kể từ ngày thanh toán đầy đủ các khoản vay nợ cần chú ý sẽ được xóa trên hệ thống CIC, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nợ chú ý là bao nhiêu ngày?

Nợ chú ý là khoản vay trễ hạn trả nợ từ 10 - 90 ngày (3 tháng).

Nợ chú ý vay được ngân hàng nào?

Một số ngân hàng nợ chú ý có thể vay như HDBank, OCB, Hong Leong Bank,...

Nợ chú ý có vay tín chấp được không?

Khách hàng từng bị nợ chú ý vẫn có thể vay tín chấp nếu chứng minh được bản thân có khả năng trả nợ và lý do trễ hạn.

Nợ chú ý có vay thế chấp được không?

Khách hàng đang có nợ chú ý vẫn có thể vay thế chấp nếu chứng minh bản thân đủ khả năng trả nợ.

Nợ chú ý có mua trả góp được không?

Hiện chưa có thông tin nợ chú ý có được mua trả góp hay không.

Nợ chú ý có làm thẻ tín dụng được không?

Nếu khách hàng đang có nợ xấu thì sẽ không thể mở thẻ tín dụng. Nợ chú ý chỉ được các tổ chức tín dụng hỗ trợ mở thẻ tín dụng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về nợ chú ý. Cùng đón đọc những bài viết về kiến thức tài chính khác của Tikop trong những lần sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Những ý tưởng đầu tư độc đáo của giới trẻ thành công hiện nay

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Những ý tưởng đầu tư độc đáo của giới trẻ thành công hiện nay

Xu hướng kinh doanh của giới trẻ là gì? Xu hướng kinh doanh của giới trẻ có thể hiểu là các mô hình kinh doanh, cách kinh doanh được nhiều bạn trẻ hiện nay ưa chuộng và theo đuổi.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024