Bảo hiểm bắt buộc là gì?
Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm được pháp luật quy định, các cá nhân, tổ chức phải có nghĩa vụ thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng và an toàn xã hội. Các điều kiện tham gia, mức phí, số tiền bảo hiểm,... của bảo hiểm bắt buộc đều được Nhà nước quy định. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số hình thức cụ thể.
Bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định
Các loại bảo hiểm bắt buộc hiện nay
Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 quy định, các hình thức bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
- Bảo hiểm bắt buộc dân sự cho chủ xe cơ giới, bảo hiểm dân sự bắt buộc cho người vận tải hàng không đối với hành khách;
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động tư vấn pháp luật;
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Bảo hiểm bắt buộc cháy nổ.
Bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc: Bảo hiểm dân sự của chủ sở hữu xe, giúp đảm bảo và đền bù cho những thiệt hại nếu chẳng may xảy ra tai nạn, hoặc sức khỏe, tính mạng của hành khách trong trường hợp vận chuyển hành khách. Đây là giấy tờ cần thiết khi tham gia giao thông và sẽ bị xử phạt nếu không có.
Bảo hiểm tai nạn lao động: nhằm chi trả những chi phí về bệnh tật, tai nạn liên quan đến công việc. Các công ty, doanh nghiệp phải mua loại bảo hiểm này cho nhân viên.
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp: Đây là gói bảo hiểm để bảo vệ cho người lao động khỏi những sơ xuất, khiếu nại từ phía khách hàng trong những ngành nghề như luật sư, kế toán, bác sĩ.
Bảo hiểm cháy nổ: Bảo hiểm nhằm đền bù tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự cố sét đánh, cháy nổ.
>> Xem thêm: Bảo hiểm xe máy là gì? Cách mua bảo hiểm xe máy online đơn giản và nhanh chóng
Bảo hiểm xe máy là một trong số những loại bảo hiểm bắt buộc
Vai trò của bảo hiểm bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc giúp bảo vệ, bù đắp các khó khăn về tài chính cho cá nhân và gia đình khi đối mặt với các rủi ro trong cuộc sống, giúp chia sẻ rủi ro theo thời gian. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là nghĩa vụ của người dân, giúp an tâm hơn khi đối mặt với những sự cố bất ngờ.
>> Xem thêm: Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Lưu ý khi mua bảo hiểm phi nhân thọ
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động có liên quan như môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Một số hành vi bị nghiêm cấm thực hiện khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm là:
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
- Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hành vi gian lận như: Thông đồng với người thụ hưởng để trả tiền bảo hiểm trái phép; giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường; sử dụng tài liệu giả mạo, cố ý làm sai thông tin trong hồ sơ bảo hiểm; tự gây thiệt hại sức khỏa hoặc tài sản cho mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, cưỡng ép hoặc đe dọa giao kết hợp đồng bảo hiểm.
>> Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe là gì? Những lợi ích khi mua bảo hiểm sức khỏe
Nghiêm cấm các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xe máy có bắt buộc không?
Có. Bảo hiểm xe máy bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông.
Bảo hiểm xe máy bắt buộc mua ở đâu?
Mua bảo hiểm xe máy bắt buộc mua ở các đại lý phân phối, ngân hàng, cây xăng hoặc qua các ứng dụng thanh toán điện tử.
Bảo hiểm xe máy bắt buộc bao nhiêu tiền?
Bảo hiểm xe mô tô 2 bánh dưới 50cc và xe máy điện là 55,000 đồng 1 năm; trên 50cc là 60,000 đồng. Các loại xe máy khác 290,000 đồng 1 năm.
Bảo hiểm ô tô bắt buộc bao nhiêu tiền?
Bảo hiểm ô tô đối với xe dưới 6 chỗ là 437,000 đồng 1 năm; xe từ 6 đến 11 chỗ là 794,000 đồng; từ 12 đến 24 chỗ là 1,270,000 đồng và trên 24 chỗ là 1,825,000 đồng 1 năm.
Có thể mua bảo hiểm bắt buộc qua mạng không?
Có. Có thể mua bảo hiểm bắt buộc qua mạng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về bảo hiểm bắt buộc. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ kiến thức về thuế và trợ cấp xã hội bổ ích nhé!