Thẻ NAPAS là gì?
Giới thiệu về thẻ NAPAS
Thẻ NAPAS (National Payment Services) là một loại thẻ thanh toán do NAPAS (Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Việt Nam) và Ngân hàng hợp tác phát hành, với mã số thẻ bắt đầu bằng 9704. Thẻ NAPAS được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước, trang bị các công nghệ hiện đại giúp đảm bảo an toàn khi giao dịch.
Thẻ NAPAS có thể được sử dụng như thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, với các chức năng chính như:
- Rút tiền mặt: Người dùng có thể rút tiền tại các ATM có biểu tượng NAPAS.
- Mua sắm: Có thể sử dụng thẻ để thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị hoặc trang web thương mại điện tử.
- Thanh toán trực tuyến: Hỗ trợ thanh toán trực tuyến qua các đối tác có tích hợp dịch vụ NAPAS.
Thẻ NAPAS được sử dụng rộng rãi
Các loại thẻ NAPAS hiện nay
Các loại thẻ Napas hiện nay
Thẻ ghi nợ nội địa NAPAS (NAPAS Debit Card)
Thẻ ghi nợ nội địa NAPAS là loại thẻ dùng để chi tiêu trong phạm vi số tiền đã có sẵn trong thẻ. Đặc điểm của Thẻ ghi nợ nội địa NAPAS như sau:
- Chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi số tiền có sẵn trên tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng.
- Chuyển tiền/chuyển khoản nội bộ, liên ngân hàng 247.
- Rút tiền 247 liên ngân hàng qua hệ thống NAPAS.
- In sao kê/ Đổi mã PIN.
Thẻ tín dụng nội địa NAPAS (NAPAS Credit Card)
Thẻ tín dụng nội địa NAPAS là loại thẻ tín dụng chỉ dùng được trong nước, không thể sử dụng để mua sắm tại nước ngoài hoặc các trang thương mại điện tử quốc tế. Đặc điểm của Thẻ tín dụng nội địa Napas:
- Chi tiêu trước, trả tiền sau.
- Miễn lãi lên đến 45 – 55 ngày tùy ngân hàng.
- Hỗ trợ trả góp, nhiều ưu đãi từ tổ chức phát hành, tổ chức thanh toán và NAPAS.
- Có thể rút tiền tại hệ thống ATM của tổ chức phát hành.
Thẻ trả trước nội địa NAPAS (NAPAS Prepaid Card)
Thẻ trả trước nội địa NAPAS là loại thẻ cho phép khách hàng trả trước một số tiền cho đơn vị phát hành thẻ và chi tiêu trong khoảng tiền đó, có thể không cần mở tài khoản ngân hàng. Đặc điểm nổi bật của Thẻ trả trước nội địa NAPAS:
- Trả tiền trước, chi tiêu sau.
- Có 2 loại thẻ: Có định danh và Không định danh.
- Chuyển tiền/chuyển khoản nội bộ, liên ngân hàng 247.
- Rút tiền 247 liên ngân hàng qua hệ thống NAPAS.
Thẻ đa tính năng/thẻ kép nội địa NAPAS (NAPAS Dual Card)
Đây là sản phẩm thẻ tích hợp tính năng của thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng nội địa trong cùng phôi thẻ vật lý. Loại thẻ này giúp các ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục, quy trình phát hành thẻ cũng như đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng, tăng tính tiện lợi và an toàn trong quá trình sử dụng.
Cách nhận diện thẻ NAPAS
Để nhận diện thẻ NAPAS, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
-
Đầu số thẻ là 9704.
-
Logo NAPAS ở mặt trước thẻ.
-
Thẻ có gắn chip và biểu tượng contactless ở mặt trước, mặt sau có dải từ.
>> Xem thêm: Valid Thru trên thẻ ATM là gì? Cách kích hoạt thẻ ATM sau khi hết hạn
Đặc điểm của thẻ NAPAS
Đặc điểm của dòng thẻ NAPAS là:
- Dễ nhận dạng và tìm kiếm thông tin: Có thể kiểm tra thông tin thẻ tại hầu hết các cây ATM của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Bảo mật cao: Áp dụng công nghệ chip hiện đại, hạn chế tối đa rủi ro giả mạo, gian lận.
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn: Nhận được nhiều ưu đãi như voucher, mã giảm giá, miễn phí thường niên,... từ ngân hàng phát hành và các đối tác.
- Hỗ trợ giao dịch chuyển khoản nhanh chóng: Thực hiện chuyển khoản 24/7 qua nhiều kênh khác nhau: thẻ, tài khoản ngân hàng, số điện thoại, ví điện tử, Mobile Money, VietQR.
Một số đặc điểm của thẻ Napas
Lợi ích khi sử dụng thẻ nội địa NAPAS
Thẻ NAPAS mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như:
- Giao dịch nhanh chóng 24/7: Chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch chuyển và nhận tiền tức thì, mọi lúc mọi nơi qua nhiều hình thức và kênh khác nhau như thẻ, tài khoản, mã QR, internet banking,...
- Độ bảo mật cao: Thẻ NAPAS bảo mật thông tin người dùng và giúp phòng ngừa các rủi ro gian lận, giả mạo nhờ công nghệ chip hiện đại.
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn: Hoàn tiền, voucher, giảm giá,...
- Mạng lưới ngân hàng phát hành lớn: Thẻ NAPAS liên kết với nhiều ngân hàng và có mạng lưới phát hành lớn, khách hàng có thể giao dịch nhanh chóng tại các cây ATM, máy POS của nhiều ngân hàng trên toàn quốc.
Lợi ích khi sử dụng thẻ nội địa Napas
Danh sách các ngân hàng liên kết phát hành thẻ NAPAS tại Việt Nam
STT |
Tên ngân hàng/ tổ chức đầy đủ |
Loại hình tổ chức |
Tên viết tắt |
1 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng |
VPBank |
|
2 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
|
3 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
Vietinbank |
4 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
BIDV |
5 |
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
Agribank |
6 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu |
Ngân hàng thương mại |
ACB |
7 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín |
Ngân hàng thương mại |
Sacombank |
8 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
|
9 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á |
Ngân hàng thương mại |
DongA Bank |
10 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
Eximbank |
11 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội |
Ngân hàng thương mại |
MB Bank |
12 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
MSB |
13 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
VIB |
14 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội |
Ngân hàng thương mại |
SHB |
15 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong |
Ngân hàng thương mại |
TPBank |
16 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á |
Ngân hàng thương mại |
Bắc Á Bank |
17 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh |
Ngân hàng thương mại |
HDBank |
18 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn |
Ngân hàng thương mại |
SCB |
19 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình |
Ngân hàng thương mại |
|
20 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông |
Ngân hàng thương mại |
OCB |
21 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương |
Ngân hàng thương mại |
Ocean Bank |
22 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á |
Ngân hàng thương mại |
SeA Bank |
23 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt |
Ngân hàng thương mại |
Viet Capital Bank |
24 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân |
Ngân hàng thương mại |
|
25 |
Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xây dựng Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
CB |
26 |
Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu |
Ngân hàng thương mại |
GPBank |
27 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á |
Ngân hàng thương mại |
Nam Á Bank |
28 |
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam |
Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân |
Co-op Bank |
29 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam |
Ngân hàng thương mại |
PVcom Bank |
30 |
Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Public Việt Nam |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
|
31 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt |
Ngân hàng thương mại |
LienViet Post Bank |
32 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex |
Ngân hàng thương mại |
PG Bank |
33 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt |
Ngân hàng thương mại |
BaoViet Bank |
34 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long |
Ngân hàng thương mại |
Kien Long Bank |
35 |
Ngân hàng Trách nhiệm Hữu hạn Indovina |
IVB |
|
36 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á |
Ngân hàng thương mại |
VietA Bank |
37 |
Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Việt Nam |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
|
38 |
Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Shinhan Việt Nam |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
|
39 |
Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hong Leong Việt Nam |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
Hong Leong Bank |
40 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương |
Ngân hàng thương mại |
Saigon Bank |
41 |
Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
IBK |
42 |
Ngân hàng liên doanh Việt - Nga |
Ngân hàng liên doanh |
VRB |
43 |
Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Woori Việt Nam |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
Woori Bank |
44 |
Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên UOB Việt Nam |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
|
45 |
Ngân hàng Kookmin |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
KB Kookmin Bank |
46 |
Ngân hàng KasikornBank |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
KasikornBank |
47 |
Ngân hàng KEB Hana Bank |
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài |
KEB Hana Bank |
48 |
Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt |
Công ty tài chính |
Viet Credit |
49 |
Công ty Tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam |
Công ty tài chính |
FCCOM |
50 |
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei |
Công ty tài chính |
|
51 |
Công ty Tài chính Mirae Asset Việt Nam |
Công ty tài chính |
Mirae Asset |
52 |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín |
Ngân hàng thương mại |
VietBank |
Điều kiện, hồ sơ mở thẻ nội địa NAPAS
Điều kiện
Để mở thẻ nội địa NAPAS, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
-
Công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và có đầy đủ hành vi năng lực dân sự.
-
CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực.
>> Xem thêm: Bao nhiêu tuổi được làm thẻ ngân hàng? Quy định mới nhất 2024
Hồ sơ
Hồ sơ mở thẻ NAPAS vô cùng đơn giản:
-
Đơn yêu cầu mở thẻ.
-
Giấy tờ cá nhân như CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực.
>> Xem thêm: 5 cách mở thẻ tín dụng không chứng minh thu nhập nhanh chóng
Hướng dẫn cách đăng ký mở thẻ NAPAS nhanh chóng
Đăng ký tại Ngân hàng
Đế đăng ký mở thẻ NAPAS tại ngân hàng, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Mang theo giấy tờ tùy thân đến ngân hàng bạn muốn mở thẻ.
-
Bước 2: Yêu cầu nhân viên ngân hàng hỗ trợ mở thẻ và làm theo hướng dẫn.
- Bước 3: Chọn hình thức nhận thẻ tại nhà hoặc tại ngân hàng sau đó chờ nhận thẻ (thông thường khoảng 1-2 tuần).
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm lại thẻ ngân hàng online, tại quầy nhanh chóng
Cách mở thẻ NAPAS online
Nếu không thể đến ngân hàng, bạn cũng có thể tiến hành mở thẻ NAPAS online theo các bước sau:
-
Bước 1: Download và mở ứng dụng ngân hàng bạn muốn mở thẻ hoặc truy cập vào website của ngân hàng.
- Bước 2: Tìm mục “Mở thẻ mới” và điền đầy đủ thông tin.
-
Bước 3: Kiểm tra lại thông tin, xác nhận và đợi nhận thẻ.
Cách mở thẻ Napas online
Hướng dẫn cách sử dụng thẻ NAPAS chi tiết
Cách rút tiền tại cây ATM bằng thẻ NAPAS
Để rút tiền bằng thẻ NAPAS tại cây ATM, bạn có thể làm theo các bước sau:
-
Bước 1: Đưa thẻ vào khe đọc thẻ của máy.
-
Bước 2: Lựa chọn ngôn ngữ giao dịch (tiếng Việt).
-
Bước 3: Nhập chính xác mã PIN 6 số của thẻ để xác thực.
-
Bước 4: Từ menu chính, chọn chức năng "Rút tiền".
-
Bước 5: Nếu bạn có nhiều tài khoản, hãy chọn tài khoản muốn thực hiện giao dịch rút tiền.
-
Bước 6: Máy ATM sẽ hiển thị các mệnh giá tiền cố định, bạn có thể chọn hoặc nhập số tiền cụ thể mà mình muốn rút sau đó chọn "Thực hiện rút".
>> Xem thêm: Thẻ JCB là gì? Hướng dẫn cách đăng ký, mở thẻ JCB nhanh chóng nhất
Cách thanh toán thẻ NAPAS trên máy POS
Thanh toán bằng thẻ NAPAS không tiếp xúc trên máy POS:
-
Bước 1: Tìm hình biểu tượng sóng trên máy.
-
Bước 2: Nhập số tiền và chạm thẻ vào đó.
-
Bước 3: Nhập mật khẩu thẻ.
Thanh toán bằng thẻ NAPAS tiếp xúc trên máy POS:
-
Bước 1: Nhập chính xác số tiền hàng hóa/dịch vụ cần thanh toán vào máy POS.
-
Bước 2: Đưa thẻ vào khe đọc chip trên máy POS, đảm bảo mặt có con chip hướng vào trong và mặt in số hướng lên trên.
-
Bước 3: Nhập mã PIN 6 số của thẻ để xác nhận giao dịch.
Hướng dẫn thanh toán thẻ Napas trên máy POS
So sánh thẻ NAPAS và Visa/Mastercard
Giống nhau
Thẻ NAPAS và thẻ Visa/Mastercard có một số điểm giống nhau như sau:
- Cả 2 loại thẻ đều được phát hành dựa trên sự hợp tác của ba bên: công ty phát hành thẻ quốc tế (Visa, Mastercard, Napas...), ngân hàng và chủ thẻ.
- Người dùng thẻ phải tuân thủ các quy định chung do ngân hàng và công ty phát hành thẻ đưa ra.
- Cả 2 loại thẻ đều có chức năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng bao gồm rút tiền mặt, thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
>> Xem thêm: Thẻ Visa Debit là gì? Chức năng, lợi ích & phân biệt với Credit
Khác nhau
Thẻ NAPAS | Thẻ VISA/Mastercard | |
Nhận dạng thẻ | Đầu số thẻ là 9704 và có logo NAPAS ở mặt trước thẻ | Số thẻ bắt đầu bằng 4 hoặc 5, có logo VISA hoặc Mastercard ở mặt trước thẻ |
Tổ chức phát hành thẻ | Công ty Thanh toán Quốc gia kết hợp với ngân hàng và công ty tài chính trong nước phát hành | Các tập đoàn thanh toán quốc tế liên kết với ngân hàng trong nước phát hành |
Tính chất thẻ | Thẻ nội địa | Thẻ quốc tế |
Phạm vi sử dụng |
Nội địa Việt Nam Nếu thẻ NAPAS tích hợp VISA/Mastercard thì thanh toán được ở cả quốc tế |
Toàn cầu |
Phí sử dụng | Thấp hoặc miễn phí | Cao hơn thẻ NAPAS |
Những điểm khác nhau của thẻ Napas và thẻ Visa/Mastercard
Nên sử dụng thẻ NAPAS hay thẻ Visa/Mastercard?
Nếu bạn cần một chiếc thẻ thanh toán toàn cầu với nhiều ưu đãi hấp dẫn, Visa/Mastercard sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng. Visa/Mastercard còn giúp bạn chi tiêu thông minh hơn với ưu điểm mua trước trả sau.
Với thẻ NAPAS, bạn có thể tận hưởng các giao dịch trong nước với mức phí cạnh tranh, không cần lo ngại về lãi suất. Bạn có thể cân nhắc sử dụng cả hai loại thẻ hoặc dùng thẻ kết hợp để tận hưởng những ưu điểm của mỗi loại.
Các câu hỏi thường gặp
Thẻ NAPAS có thanh toán quốc tế được không ?
Có. Nếu muốn thanh toán ở nước ngoài, bạn cần làm thẻ NAPAS có thêm logo Visa hoặc Mastercard.
Thẻ NAPAS Vietcombank có quẹt được không?
Có. Thẻ Napas Vietcombank có thể sử dụng để quẹt thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ.
Thẻ NAPAS có phải thẻ tín dụng không?
Có. Thẻ NAPAS Credit là thẻ tín dụng.
Thẻ NAPAS có thanh toán trực tuyến (online) được không?
Có. Bạn có thể thanh toán, chuyển nhận tiền trực tuyến (online) nhanh chóng với dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247.
Thẻ thanh toán NAPAS có liên kết được với ví điện tử không?
Có. Thẻ NAPAS hiện có thể liên kết được với nhiều ứng dụng thanh toán, ví điện tử.
Hy vọng bài viết trên đã cũng cấp cho bạn thông tin bổ ích về thẻ Napas. Đừng quen theo dõi Tikop để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất nhé!