Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Ngân hàng liên doanh là gì? Các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

29/10/2024

Ngân hàng liên doanh, một mô hình kết hợp giữa các ngân hàng nội địa và nước ngoài, đã và đang trở thành một phần quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cùng Tikop tìm hiểu ngân hàng liên doanh là gì và các ngân hàng liên doanh tiêu biểu tại Việt Nam.

Ngân hàng liên doanh là gì?

Khái niệm ngân hàng liên doanh

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN:

Ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng không quá 05 thành viên, trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ.

Khái niệm Ngân hàng liên doanh

Khái niệm Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng liên doanh tiếng Anh là gì?

Ngân hàng liên doanh tiếng Anh là Joint-venture banks.

Danh sách các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam

Danh sách các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam đến 30/6/2024:

Tên ngân hàng Năm thành lập

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Indovina (IVB) 1990 3.377,5
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) 2006 3.008,4

Nguồn: sbv.gov.vn

Ngân hàng TNHH Indovina (IVB)

Ngân hàng Indovina (Indovina Bank Ltd. - IVB) là ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 21 tháng 11 năm 1990 theo Giấy phép Đầu tư số 135/GP từ Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và hoạt động theo Giấy phép số 08/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 29 tháng 10 năm 1992. Hiện tại, IVB hoạt động theo Giấy phép số 101/GP-NHNN được Ngân hàng Nhà nước cấp đổi ngày 11 tháng 11 năm 2019. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Cathay United của Đài Loan (Cathay United Bank - CUB) là các đối tác liên doanh của IVB.

Thông tin chung

  • Tên đầy đủ: Ngân hàng TNHH Indovina
  • Tên tiếng Anh: Indovina Bank Limited
  • Tên gọi tắt: IVB
  • Ngày thành lập: 21/11/2990
  • Mã giao dịch SWIFT: IABBVNVX
  • Vốn điều lệ: 3.377,5 tỷ đồng (tính đến ngày 30/6/2024)
  • Địa chỉ: Số 97A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 1900588879 hoặc 028 37858042
  • Fax: 84-24-3 942 6669
  • Website: https://www.indovinabank.com.vn/

Các sản phẩm cung cấp

  • Tài khoản thanh toán
  • Dịch vụ thẻ
  • Ngân hàng số
  • Dịch vụ cho vay
  • Dịch vụ gửi tiết kiệm

Lưu ý, các sản phẩm của ngân hàng IVB có thể thay đổi theo thời gian, khách hàng có thể truy cập trực tiếp website của IVB để tìm hiểu thêm chi tiết.

Thành tựu nổi bật

  • Vào năm 2015, Ngân hàng đã vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu hàng đầu Top Brand 2015 do Tập đoàn GTA European trao tặng. Cũng trong năm này, IVB được Wells Fargo cấp Chứng nhận Ngân hàng Xuất sắc về Chất lượng Thanh toán Quốc tế.
  • Vào tháng 01/2016, Ban Chấp hành IVB đã nhận được Bằng khen từ Thủ tướng Chính phủ về việc Thu hút Đầu tư Nước ngoài và Đóng góp vào sự Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam.
  • Năm 2016, ngân hàng đã được xếp hạng trong top 100 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
  • Trong ba năm liên tiếp từ 2016 đến 2018, IVB đã được trao bằng khen Ngân hàng Chất lượng Thanh toán Quốc tế đạt tiêu chuẩn cao bởi Ngân hàng New York Mellon (BNY Mellon).
  • Ngoài ra, trong ba năm 2017, 2018 và 2019, ngân hàng cũng lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) nhận được nhiều giải thưởng

Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) nhận được nhiều giải thưởng

Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB)

Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (Vietnam-Russia Joint Venture Bank - VRB) là ngân hàng thương mại được thành lập từ sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga theo Giấy phép số 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 và Giấy phép cấp đổi số 88/GP-NHNN ngày 18/9/2018. 

Thông tin chung

  • Tên đầy đủ: Ngân hàng liên doanh Việt – Nga
  • Tên tiếng Anh: Vietnam-Russia Joint Venture Bank 
  • Tên gọi tắt: VRB
  • Ngày thành lập: 19/11/2006 (tính đến ngày 30/6/2024)
  • Mã giao dịch SWIFT: VRBAVNVX
  • Vốn điều lệ: 3.008,4 tỷ đồng 
  • Địa chỉ: Số 75 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: 1800 6656
  • Fax: 84-24-3 942 6669
  • Website: www.vrbank.com.vn

Các sản phẩm cung cấp

  • Sản phẩm tiền gửi dành cho cá nhân và doanh nghiệp
  • Dịch vụ tài khoản dành cho cá nhân và doanh nghiệp
  • Sản phẩm Thẻ dành cho cá nhân và doanh nghiệp
  • Tín dụng cá nhân và doanh nghiệp
  • Chuyển tiền trong nước và quốc tế: VRB thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền trực tiếp giữa Việt Nam và LB Nga bằng 4 loại tiền: VND, RUB, EURO, USD. 
  • Dịch vụ Ngân hàng điện tử: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking.   
  • Nghiệp vụ bảo lãnh
  • Tài trợ thương mại
  • Kinh doanh ngoại tệ
  • Các sản phẩm dịch vụ khác.

Lưu ý, các sản phẩm của ngân hàng VRB có thể thay đổi theo thời gian, khách hàng có thể truy cập trực tiếp website của VRB để tìm hiểu thêm chi tiết.

Thành tựu nổi bật

  • Ngân hàng có Sản phẩm/Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu 2019 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức và trao tặng. 
  • Top 20 Sản phẩm vàng Việt Nam 2020 do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn. 

Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) uy tín

Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) uy tín

Điều kiện hoạt động của các ngân hàng liên doanh

Điều kiện hoạt động của các ngân hàng liên doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật tổ chức tín dụng 2010:

1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

c) Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

d) Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật này;

e) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

Điều kiện hoạt động của các ngân hàng liên doanh được quy định trong luật

Điều kiện hoạt động của các ngân hàng liên doanh được quy định trong luật

Hoạt động chính của các ngân hàng liên doanh

Hoạt động chính của các ngân hàng liên doanh được quy định tại Điều 98 Luật tổ chức tín dụng 2010 như sau: 

1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

a) Cho vay;

b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

c) Bảo lãnh ngân hàng;

d) Phát hành thẻ tín dụng;

đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.

6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Hoạt động chính của các ngân hàng liên doanh cụ thể được quy định theo pháp luật

Hoạt động chính của các ngân hàng liên doanh cụ thể được quy định theo pháp luật

Ngân hàng liên doanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cùng đón đọc những bài viết khác về kiến thức tài chính của Tikop trong những lần sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/10/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

20/10/2024

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Gửi tiền tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng Tikop tìm hiểu gửi tiền tiết kiệm là gì và cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

06/08/2024