Mô hình nến tiếp diễn là gì?
Khái niệm mô hình nến tiếp diễn
Mô hình nến tiếp diễn là mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán nhằm dự báo xu hướng tiếp theo của thị trường sau thời gian điều chỉnh ngắn hạn. Mô hình này sẽ xuất hiện khi giá đang trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm và có dấu hiệu tiếp tục xu hướng hiện tại đang diễn ra.
Mô hình nến tiếp diễn tiếng Anh là gì?
Mô hình nến tiếp diễn trong tiếng Anh là Continuation candlestick pattern.
Ví dụ về mô hình nến tiếp diễn
Trên thực tế, có nhiều mô hình nến tiếp diễn khác nhau. Dưới đây là ví dụ về hai mô hình nến tiếp diễn khá phổ biến là mô hình Bullish Rising Three và Bearish Falling Three (hay còn có tên gọi khác là Rising Three Methods và Falling Three Methods).
Ví dụ về mô hình nến tiếp diễn
Lợi ích của mô hình nến tiếp diễn
Mô hình nến tiếp diễn là chỉ báo quan trọng trong đầu tư tài chính. Một số lợi ích của mô hình nến tiếp diễn như:
Xác nhận xu hướng: Mô hình nến tiếp diễn giúp nhà đầu tư xác nhận xu hướng tại thời điểm xem. Từ đó, có thể dự đoán được xu hướng tiếp theo của thị trường và đưa ra quyết định mua/bán.
Quản lý rủi ro: Mô hình nến tiếp diễn giúp chỉ ra xu hướng hiện tại và các tín hiệu về thị trường trong tương lai gần. Từ đó, có thể xem xét mức độ chấp nhận rủi ro và quy mô vị thế dựa trên mô hình.
Xác định thời điểm vào lệnh, thoát lệnh: Mô hình nến tiếp diễn cho biết thời điểm mua/bán phù hợp dựa vào xu hướng tăng/giảm của thị trường. Qua đó có thể tối đa hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro nhất có thể dựa trên mô hình.
>> Xem thêm: Rủi ro đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư phải đối mặt
Các mô hình nến tiếp diễn xu hướng phổ biến
Mô hình nến tiếp diễn xu hướng Rising Three Methods
Mô hình nến Rising Three Methods được dùng để dự đoán sự tiếp diễn của xu hướng tăng sau một giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn. Mô hình này bao gồm 5 cây nến khác nhau (2 cây nến tăng, 3 cây nến giảm).
Đặc điểm mô hình Rising Three Methods:
Cây nến thứ 1 sẽ thể hiện sự tăng giá mạnh mẽ từ một xu hướng đã hình thành trước đó.
Cây nến thứ 2, 3, 4 có thân nhỏ, nằm giữa cây nến thứ 1 và cây nến thứ 5. Các nến này sẽ có sự giảm nhẹ, thể hiện việc một số nhà đầu tư lựa chọn việc bán ra trong thời gian này.
Cây nến thứ 5 thể hiện sự tăng giá mạnh mẽ như cây nến thứ 1. Tuy nhiên, giá đóng cửa của cây nến thứ 5 sẽ cao hơn giá đóng cửa của cây nến 1.
Mô hình nến Rising Three Methods (Bullish Rising)
Ý nghĩa của nến trong mô hình mô hình Rising Three Methods:
Nến thứ 1 có sự tăng giá mạnh mẽ, điều này thể hiện nhu cầu mua vào tăng lên khiến cho phiên đóng cửa có giá rất cao.
Ba cây nến 2, 3, 4 cho thấy bên mua đang có dấu hiệu bán ra nhằm chốt lời. Ngoài ra, một số nhà đầu tư nhỏ lẻ đang bắt kịp xu hướng khiến thị trường có sự giảm nhẹ.
Cây nến thứ 5 cho thấy người mua vào đang chiếm ưu thế so với người bán ra khiến giá có xu hướng tăng mạnh trở lại.
Mô hình nến tiếp diễn xu hướng Falling Three Methods
Mô hình nến Falling Three Methods được dùng để dự đoán sự tiếp diễn của xu hướng tăng, bao gồm 5 cây nến (2 cây nến giảm, 3 cây nến tăng).
Đặc điểm mô hình Falling Three Methods:
Cây nến thứ 1: Một cây nến đen dài, thể hiện xu hướng giảm của thị trường.
Cây nến thứ 2, 3, 4: 3 cây nến thân nhỏ tiếp theo (màu xanh lá cây hoặc màu trắng) có xu hướng tăng. Tuy nhiên, những cây nến này không được vượt quá mức mức cao nhất hoặc thấp nhất của nến đầu tiên.
Cây nến thứ 5: Một cây nến đen dài khác. Nến này phải đóng dưới nến trước đó và đóng thấp hơn giá đóng cửa của nến đầu tiên.
Mô hình Falling Three Methods (Bearish Falling)
Ý nghĩa của nến trong mô hình Falling Three Methods:
Cây nến thứ 1 thể hiện xu hướng bán ra của nhà đầu tư và có mức giá đóng cửa rất thấp.
Cây nến thứ 2, 3, 4 thể hiện nhà đầu tư đang thực hiện thao tác chốt lời. Trong khi một số nhà đầu tư nhỏ lẻ lại đang mua vào với mức giá giảm. Minh chứng là 3 cây nến 2, 3, 4 có xu hướng tăng nhẹ.
Cây nến thứ 5 thể hiện xu hướng bán tiếp tục tăng. Và giá sẽ tiếp tục giảm, thậm chí mức giá đóng cửa có thể thấp hơn so với mức giá đóng cửa của cây nến thứ 1.
Ý nghĩa của mô hình Falling Three Methods:
Mô hình Falling Three Methods cho biết xu hướng giảm của thị trường và xem xét phản ứng của nhà đầu tư trước khi xu hướng tiếp tục giảm. Nếu có một cây nến lớn giảm tiếp theo và vượt qua đáy của giai đoạn điều chỉnh trước đó thì khả năng mô hình Falling Three Methods là rất cao.
Mô hình Falling Three Methods thể hiện phản ứng của thị trường sau một giai đoạn tăng giá, cho thấy sự phục hồi tạm thời trước khi xu hướng tiếp tục giảm. Đây được coi là tín hiệu bán trong phân tích kỹ thuật.
Mô hình nến Bullish Harami
Mô hình Bullish Harami là mô hình đảo chiều có xu hướng tăng giá, báo hiệu mua vào cho các nhà đầu tư sau một giai đoạn giảm giá.
Mô hình nến Bullish Harami bao gồm 2 cây nến và có đặc điểm như sau:
Cây nến ngày 1 là dạ nến có xu hướng giảm mạnh và có thân nến lớn hơn hẳn so với thân nến ngày tiếp theo.
Cây nến ngày thứ 2 có thân và bóng rất nhỏ. Cây nến này sẽ có sự thay đổi nhất định và có xu hướng tăng nhẹ.
Mô hình Bullish Harami
Ý nghĩa của mô hình Bullish Harami:
Nến ngày 1 cho thấy số lượng bán ra lớn xảy ra khiến nến có xu hướng giảm mạnh.
Trong ngày thứ 2, giá dao động lên xuống nhẹ, cho thấy không bên nào đang thắng thế. Sự do dự của mô hình Harami chỉ ra rằng giá có thể đi sideway hoặc đảo chiều đi lên vì bên bán đã dần kiệt sức.
>> Xem thêm: Mô hình nến đảo chiều là gì? 15 mô hình nến đảo chiều tăng, giảm
Mô hình nến Bearish Harami
Mô hình nến Bearish Harami là mô hình nến ngược dòng, cho thấy sự sự đảo chiều trong xu hướng tăng giá.
Đặc điểm của mô hình nến Bearish Harami:
Nến ngày thứ 1 thể hiện xu hướng tăng mạnh và có thân to hơn so với nến ngày tiếp theo.
Nến ngày thứ 2 có thân nhỏ, cho thấy chiều hướng giảm.
Mô hình Bearish Harami
Mô hình nến Bearish Harami cho thấy sự suy yếu của xu hướng tăng và đảo chiều thành xu hướng giảm trong một thời gian ngắn. Đây là dấu hiệu nhà đầu tư nên xem xét mở vị thể ngắn để kiếm lợi nhuận.
Mô hình nến Gap tăng Tasuki (Upside Gap Tasuki)
Mô hình Upside Gap Tasuki là mô hình nến ngược có tác dụng dự đoán đỉnh của thị trường tài chính. Mô hình này gồm 3 nến và có đặc điểm như sau:
Cây nến thứ 1 là cây nến trắng dài,thể hiện xu hướng tăng.
Cây nến thứ 2 có thân nhỏ màu trắng và cũng thể hiện xu hướng tăng. Ngoài ra, giữa cây nến 1 và cây nến 2 sẽ tạo ra khoảng trống thể hiện sự tăng lên.
Cây nến thứ 3 là cây nến giảm, mở cửa ở mức dưới giá đóng cửa của nến thứ 2.
Mô hình Upside Gap Tasuki
Ý nghĩa của mô hình nến Upside Gap Tasuki:
Mô hình nến Upside Gap Tasuki thể hiện giá đóng cửa của nến thứ 3 là một điểm mua vào lý tưởng và và khoảng trống đi lên giữa nến 1 và nến 2 được coi là vùng hỗ trợ.
Các nhà đầu tư lựa chọn mua vào tại giá đóng cửa nến thứ 3 nằm trong vùng giá cửa sổ, và được coi là vùng hỗ trợ cho xu hướng tăng tiếp diễn ngay lập tức.
>> Xem thêm: Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là gì? Cách xác định trong giao dịch
Những lưu ý khi sử dụng mô hình nến tiếp diễn
Cũng giống như nhiều mô hình khác, mô hình nến tiếp dẫn chỉ là công cụ hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình đưa ra quyết định. Khi sử dụng mô hình nến tiếp diễn, các trader cần lưu ý một số điều sau:
Mô hình nến tiếp diễn không đảm bảo có lời 100% cho nhà đầu tư. Hiện nay, có rất nhiều mô hình nến trên thị trường, điều này có thể gây nhầm lẫn trong quá trình nhận diện mô hình nến. Vậy nên nhà đầu tư cần thận trọng xem xét kỹ mô hình trước khi vào bất kỳ vị thế nào.
Nhà đầu tư nên kết hợp mô hình nến tiếp diễn với nhiều chỉ báo khác nhau. Điều này giúp gia tăng tỷ lệ chính xác trong việc dự đoán mô hình nến. Từ đó, có thể giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư.
Một nến đảo chiều hình thành khi xu hướng chưa kết thúc sẽ không hợp lệ. Do đó, mô hình nến tiếp diễn được hình thành khi thị trường đi ngang cũng không tính.
Trên đây là kiến thức cơ bản về mô hình nến tiếp diễn là gì và các mô hình nến tiếp diễn phổ biến hiện nay. Hy vọng bài biết này có thể cung cấp giá trị hữu ích cho các nhà đầu tư trong quá trình đưa ra quyết định. Theo dõi chuyên mục chứng khoán tại Tikop để cập nhật thêm kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé!