Lương 7 triệu là cao hay thấp?
Khó có thể nói mức lương 7 triệu là cao hay thấp, nó phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, số năm kinh nghiệm, mức độ chuyên môn công việc và khả năng chi tiêu của từng người. Tuy nhiên, đây là mức lương cũng khá phổ biến trên thị trường lao động.
Có nhiều cách để cân đối chi tiêu mức lương 7 triệu.
8 cách chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệu 1 tháng
Phân bổ mức chi tiêu hợp lý
Một phương pháp chi tiêu được nhiều người áp dụng đó là phương pháp 5 quỹ. Chi thu nhập của bạn thành 5 quỹ nhỏ dùng cho 5 mục đích khác nhau. Tuỳ theo thu nhập, bạn có thể điều chỉnh tăng giảm số tiền ở từng quỹ.
- Quỹ số 1: quỹ dùng để chi trả các khoản sinh hoạt phí, nhu yếu phẩm như ăn uống, quần áo, phí thuê nhà,…Với mức lương 7 triệu, bạn nên chi khoản 1 triệu để thuê nhà (cùng bạn bè) và khoảng 2 triệu tiền ăn uống. Việc tự nấu ăn cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tối ưu chi phí.
- Quỹ số 2: quỹ dành cho các mối quan hệ. Bạn cần duy trì quan hệ bạn bè cũng như mở rộng mối quan hệ mới. Với mức lương 7 triệu, bạn chi cho khoản này khoản 500 nghìn đồng 1 tháng. Đừng quên loại bỏ những mối quan hệ không chất lượng và tiêu cực trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như cắt giảm bớt các khoản chi phí không đáng có.
Nên chia nhỏ thu nhập theo nhu cầu để dễ quản lý.
- Quỹ số 3: quỹ dành cho học tập. Đây Là khoản đầu tư giúp bạn gia tăng thu nhập cho tương lai nên đừng tiếc chi phí cho nó. Mua thêm sách, học thêm khóa học, dành thời gian trau dồi thêm chuyên môn, kỹ năng cho bản thân hoặc học các môn thể thao bạn yêu thích,… Bạn có thể chi khoảng 1 triệu cho quỹ này mỗi tháng.
- Quỹ số 4: quỹ dùng cho việc gia tăng trải nghiệm. Bạn có thể đầu tư cho các chuyến du lịch hoặc những hoạt động vui chơi giải trí như: leo núi, tắm biển, nhảy dù, làm gốm,… Bạn chỉ nên chi cho khoảng này tầm 500 nghìn đến 1 triệu mỗi tháng. Nếu muốn đi du lịch xa, bạn có thể tiết kiệm trong nhiều tháng.
- Quỹ số 5: quỹ dùng cho tiết kiệm, đầu tư. Bạn sẽ cần những khoản tiết kiệm để phòng cho những lúc ốm đau hay kinh doanh trong tương lai. Bên cạnh đó, đầu tư là một lựa chọn hoàn hảo để bạn có thêm nguồn thu nhập. Có nhiều hình thức đầu tư bạn có thể lựa chọn như cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư qua app,… Nên chọn những hình thức đầu tư an toàn, có thể tiền lãi thấp nhưng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để đầu tư mạo hiểm sau này.
>> Xem thêm: Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu
Tạo ra nguồn thu nhập thụ động
Bạn cần tạo thêm nguồn thu nhập thụ động để có thể cải thiện chất lượng sống. Các hình thức gửi tiết kiệm, affiliate sẽ giúp bạn có thêm thu nhập. Bạn có thể chọn lựa gửi tích luỹ tại Tikop với đa dạng các gói tích luỹ, nhiều kỳ hạn, lãi suất cao và an toàn.
>> Xem thêm:Các gói tích lũy lãi suất cao tại Tikop
Hơn thế, bạn có thể dùng khoản tiền dư của mình để đầu tư sinh lời cao hơn với các hình thức đầu tư chứng khoán, mua trái phiếu,…
Chi tiêu hợp lý với phương pháp 6 chiếc lọ
Tương tự phương pháp 5 quỹ, 6 chiếc lọ cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn phân chia chi tiêu hợp lý.
- Lọ thứ nhất: dùng cho các khoản chi thiết yếu. Dùng 55% thu nhập của mình để cho vào lọ, phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cần thiết như tiền ăn uống, xăng xe, tiền phòng trọ,…
- Lọ thứ hai: dùng để tiết kiệm dài hạn. Dùng 10% thu nhập để phục vụ nhu cầu tiết kiệm dài hạn hay dành cho những khoản chi tiêu lớn như mua nhà, mua xe hay chi tiêu cho những khoản đột xuất.
Chia thu nhập thành 6 chiếc lọ nhỏ.
- Lọ thứ ba: dùng cho mục đích tự do tài chính. Bạn sẽ bỏ vào 10% thu nhập của mình để tiết kiệm cho mục đích đầu tư như chứng khoán, đầu tư quỹ,…
- Lọ thứ tư: dùng cho mục đích hưởng thụ. Bạn bỏ vào đó 10% thu nhập của mình để sử dụng cho mục đích thư giãn, vui chơi giải trí như đi ăn cùng bạn bè, đi du lịch, mua các món đồ chơi,…
- Lọ thứ năm: dùng cho mục đích học tập. Như đã đề cập ở trên, việc nâng cao kiến thức là vô cùng cần thiết để giúp bạn nâng cao giá trị bản thân và kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai.
- Lọ thứ sáu: dùng để giúp đỡ người khác. Sử dụng 5% thu nhập còn lại của mình để làm các công việc từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, bạn bè,… Nếu có nhiều thứ cần phải chi hơn, bạn có thể giảm tỷ lệ này xuống nhưng hãy luôn nhớ giúp đỡ người khác nhé.
Chi tiêu hợp lý với quy tắc 50/20/30
Quy tắc này chia thu nhập của bạn thành 3 phần. Trong đó, 50% thu nhập dành cho các nhu cầu thiết yếu. Tiếp theo, 20% thu nhập sẽ dành cho mục tiêu đầu tư và tiết kiệm. Đây khoản dự phòng cho dài hạn và sinh lời trong tương lai. Còn lại 30% thu nhập dành cho các mong muốn cá nhân như học tập, du lịch, mua sắm, đọc sách hoặc các đam mê riêng,…
Theo dõi và kiểm soát các khoản chi tiêu hàng ngày
Việc chia tiền sinh hoạt theo các quỹ giúp bạn quản lý chi tiêu trong 1 tháng, tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp bạn đã tiêu “lố tay” từ ngay giữa tháng. Để tránh trường hợp trên, nên theo dõi các khoản chi tiêu theo ngày, đảm bảo cân đối để không bị vượt chỉ tiêu vào cuối tháng.
Cần kiểm soát chi tiêu theo ngày.
Quy tắc 3 số 8
Quy tắc 3 số 8 giúp bạn phân chia thời gian hiệu quả. Theo đó, một người bình thường sẽ dành 8 tiếng một ngày để làm việc, 8 tiếng để ngủ và 8 tiếng thời gian rảnh. Bạn nên tận dụng 8 giờ rảnh rỗi của mình để đầu tư vào việc học nâng cao kỹ năng cải thiện thu nhập hoặc tìm hiểu các phương thức đầu tư giúp đem lại thu nhập thụ động cho mình.
>> Xem thêm: 8 Cách đầu tư tài chính hiệu quả nhất năm 2023
Hạn chế chi tiêu theo cảm xúc
Sẽ có vào ngày bạn rơi vào tiêu cực và bạn nghĩ mình sẽ cảm thấy ổn hơn nếu chi tiêu cho bản thân một thứ gì đó. Điều này không xấu, tuy nhiên việc thường xuyên chi tiêu theo cảm xúc sẽ khiến bạn khó có thể quản lý chi tiêu, dẫn đến tiêu dùng hoang phí và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, rơi vào nợ nần nếu chẳng may đã tiêu hết tiền trước kỳ lương kế tiếp. Cần hạn chế tối đa việc chi tiêu theo cảm xúc.
Không nên quá nuông chìu bản thân.
Hạn chế thói quen ăn ngoài
Khi thu nhập chưa ổn định, việc tự nấu ăn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc quản lý chi tiêu, tiết kiệm tiền chi phí. Bên cạnh đó, tự nấu ăn còn giúp đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên hạn chế thói quen ăn ngoài, đặc biệt là ăn sang nếu điều kiện kinh tế chưa cho phép.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những cách chi tiêu hợp lý nhất với mức thu nhập 7 triệu. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức về tài chính cá nhân bổ ích nhé!