Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Phí thường niên là gì? Cách giảm phí thường niên hiệu quả nhất

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

29/10/2024

Phí thường niên là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trên thực tế, không phải ai cũng nắm rõ thông tin phí thường niên là gì? Và làm cách nào để tra cứu khoản phí này? Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, Tikop mời bạn đọc cùng tham khảo ngay nội dung sau đây.

Phí thường niên là gì?

Khái niệm phí thường niên

Phí thường niên là khoản phí hàng năm mà người dùng phải đóng cho ngân hàng để duy trì các tính năng và dịch vụ thẻ. Mức phí này được áp dụng cho các loại tài khoản, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hay các dịch vụ tài chính.

Biểu phí thường niên giữa các ngân hàng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chính sách và quy định của đơn vị đó. Thông thường, ngân hàng sẽ thu phí bằng cách trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng.

Phí thường niên tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, phí thường niên viết là Annual fee.

Phí thường niên trong tiếng Anh

Phí thường niên trong tiếng Anh

Thời điểm ngân hàng thu phí thường niên

Phí thường niên tại ngân hàng được tính tại thời điểm khách hàng đăng ký mở thẻ. Khoản phí này sẽ được thu hàng năm với cách thức thu như sau:

  • Với thẻ ghi nợ nội địathẻ ghi nợ quốc tế: Phí thường niên trừ trực tiếp tại tài khoản của khách hàng. Nếu tại thời điểm đó, tài khoản không đủ tiền, ngân hàng sẽ thu vào thời điểm nạp tiền tiếp theo.

  • Với thẻ tín dụng: Phí thường niên trừ vào hạn mức và được tính vào giao dịch trong năm đó.

Cách tra cứu phí thường niên nhanh chóng, dễ dàng 

Tra cứu tại quầy giao dịch

Bước 1: Tới quầy giao dịch tại phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng đã mở thẻ.

Bước 2: Yêu cầu nhân viên ngân hàng tra cứu khoản thu phí thường niên.

Bước 3: Đưa CCCD/CMND để nhân viên xác nhận thông tin và tra cứu tài khoản.

Bước 4: Nhân viên ngân hàng trả kết quả tra cứu.

Khách hàng tới ngân hàng để tra cứu phí thường niên

Khách hàng tới ngân hàng để tra cứu phí thường niên

Gọi tổng đài để tra cứu

Bước 1: Truy cập cổng thông tin ngân hàng để tìm số hotline chăm sóc khách hàng.

Bước 2: Gọi tới tổng đài và cung cấp một số thông tin cá nhân để nhân viên tra cứu.

Bước 3: Nhân viên báo kết quả sau khi tra cứu.

Tra cứu bằng Internet banking

Bước 1: Truy cập app banking của ngân hàng và chọn mục “Thông tin tài khoản”.

Bước 2: Hệ thống ngân hàng sẽ trả kết quả là thông tin chi tiết về tài khoản của bạn.

Tra cứu bằng SMS banking

Các tài khoản ngân hàng có sử dụng dịch vụ SMS Banking sẽ có thông báo trừ phí thường niên về tin nhắn điện thoại. Do đó, bạn có thể tìm mức phí dựa vào những nội dung tin nhắn mà ngân hàng gửi về.

Tra cứu tại cây ATM

Bước 1: Cho thẻ vào cây ATM.

Bước 2: Chọn mục Tham vấn số dư.

Bước 3: Thông tin chi tiết tài khoản gồm cả mức phí thường niên sẽ hiện trên màn hình. Bạn có thể chụp ảnh hoặc in biên lai để sử dụng khi cần thiết.

Hướng dẫn tra cứu phí thường niên tại cây ATM

Hướng dẫn tra cứu phí thường niên tại cây ATM

Phí thường niên các ngân hàng phổ biến hiện nay  

Mức phí thường niên của các loại thẻ phổ biến

Hiện nay, khách hàng thường quan tâm tới các khoản phí thường niên của thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng. Đặc biệt, mỗi ngân hàng lại có mức phí khác nhau, cụ thể như sau:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Mức phí dao động từ 50.000 - 100.000 VNĐ.

  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Mức phí được quy định theo từng hạng thẻ. Với thẻ thường, các ngân hàng quy về mức phí 100.000 VNĐ. Còn với thẻ có hạng cao hơn, mức phí có thể lên tới 500.000 VNĐ.

  • Thẻ tín dụng: Tuỳ thuộc vào hạng mức thẻ mà mức phí cũng dao động từ 100.000 VNĐ. Với thẻ có hạn mức cao, nhiều ưu đãi thì mức phí thường niên có thể lên tới 10.000.000 VNĐ.

Phí thường niên của một số ngân hàng cụ thể hiện nay

Ngân hàngPhí thường niên thẻ ghi nợ nội địaPhí thường niên thẻ ghi nợ quốc tếPhí thường niên thẻ tín dụng
BIDV20.000 VNĐ - 60.000 VNĐ50.000 VNĐ - 300.000 VNĐ200.000 VNĐ - 9.999.000 VNĐ
MB Bank30.000 VNĐ - 60.000 VNĐ60.000 VNĐ - 100.000 VNĐ200.000 VNĐ - 800.000 VNĐ
Vietinbank0 VNĐ - 60.000 VNĐ0 VNĐ - 163.636 VNĐ150.000 VNĐ - 4.999.000 VNĐ
Techcombank60.000 VNĐ90.000 VNĐ - 590.000 VNĐ150.000 VNĐ - 20.000.000 VNĐ
VietcombankMiễn phí 54.545 VNĐ - 327.273 VNĐ100.000 VNĐ - 3.000.000 VNĐ
VPBankMiễn phí49.000 VNĐ - 199.000 VNĐ299.000 VNĐ - 899.000 VNĐ

Mức phí thường niên của ngân hàng MB Bank

Mức phí thường niên của ngân hàng MB Bank

4 cách giảm phí thường niên hiệu quả nhất 

Sử dụng thẻ có tích điểm thưởng

Hiện nay, các ngân hàng thường cung cấp các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt cho người dùng thẻ. Khi bạn sử dụng thẻ để mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ và tích lũy điểm thưởng.

Sau đó, bạn có thể sử dụng điểm này để trừ vào phí thường niên hoặc nhận các ưu đãi khác từ các chính sách ưu đãi của ngân hàng. Điều này giúp bạn tiết kiệm tiền và tận hưởng các lợi ích từ việc sử dụng thẻ tích điểm. Một số ngân hàng áp dụng chính sách này thường xuyên như: HSBC, VP Bank, TP Bank…

Chọn ngân hàng có nhiều chế độ ưu đãi 

Nếu bạn lựa chọn một ngân hàng có nhiều chế độ ưu đãi, bạn có thể nhận được nhiều chương trình giảm giá khi mua sắm hoặc miễn phí phí thường niên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được hưởng lãi suất ưu đãi, miễn phí chuyển khoản cùng nhiều tiện ích hấp dẫn khác.

Việc lựa chọn ngân hàng có nhiều chế độ ưu đãi phù hợp với nhu cầu của bạn có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, một số ngân hàng thương mại như VIB, VP Bank, MB Bank… còn miễn phí mức phí thường niên từ 1 đến 2 năm cho khách hàng mở thẻ.

Chọn mở thẻ tại ngân hàng có nhiều ưu đãi để giảm phí thường niên

Chọn mở thẻ tại ngân hàng có nhiều ưu đãi để giảm phí thường niên

Chi tiêu hợp lý từ các khuyến mãi của ngân hàng 

Các ngân hàng thường đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng mở thẻ. Do đó, bạn có thể tận dụng khuyến mãi này để mua sắm hàng hoá, dịch vụ và coi đó như khoản bù đắp cho mức phí thường niên của thẻ.

Thoả thuận mức phí với ngân hàng 

Khách hàng có thể đàm phán với ngân hàng về mức phí này sao cho phù hợp. Tuy nhiên, để điều chỉnh được mức phí còn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của ngân hàng và năng lực tài chính của khách hàng.

Khách hàng có thể thương lượng với ngân hàng về khoản phí thường niên

Khách hàng có thể thương lượng với ngân hàng về khoản phí thường niên

Phân biệt phí thường niên và phí duy trì 

 

Phí thường niên

Phí duy trì

Khái niệm

Là khoản phí mà bạn phải trả mỗi năm để duy trì quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Là khoản phí mà bạn phải trả để bảo trì, sửa chữa hoặc cập nhật sản phẩm hoặc dịch vụ trong thời gian sử dụng.

Mức phí dựa vào

Loại thẻ, hạn mức thẻ.

Số dư tài khoản hoặc giá trị tài sản đầu tư.

Thời gian thu phí

Theo năm

Theo tháng, quý hoặc năm.

Các khoản phí

Mức phí cố định và được quy định theo loại thẻ.

Phí duy trì tài khoản, phí quản lý bảo trì, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng…

Mức phí

Cao hơn phí duy trì.

Thường thấp hơn phí thường niên.

Ví dụ: Ngân hàng A thu phí 15.000 VNĐ/tháng nếu tài khoản của khách hàng ít hơn 2 triệu đồng. Đây được gọi là phí duy trì được quy định bởi ngân hàng A.

Bên cạnh đó, nếu bạn mở thẻ visa (thẻ ghi nợ quốc tế) tại ngân hàng A. Theo quy định, mỗi năm bạn mất 100.000 VNĐ cho khoản phí thường niên.

Một số câu hỏi thường gặp về phí thường niên

Tài khoản thu phí thường niên là gì?

Tài khoản thu phí thường niên là một loại tài khoản thanh toán mà ngân hàng sẽ thu phí thường niên trực tiếp qua số tài khoản này.

Thông thường, bạn chỉ cần cung cấp thông tin thanh toán của mình một lần và sau đó các khoản phí sẽ được tự động trừ từ tài khoản của bạn vào cùng một thời điểm hàng năm. 

Không đóng phí thường niên có ảnh hưởng gì?

Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng mà không đóng phí thường niên nhiều lần, khách hàng có thể bị xếp vào nhóm nợ xấu và lưu trữ trên CIC.

Phí thường niên thẻ vật lý là gì?

Phí thường niên thẻ vật lý là khoản phí ngân hàng thu hàng năm tính từ thời gian người dùng kích hoạt thẻ vật lý.

Không sử dụng tài khoản có phải đóng phí thường niên không?

Đối với thẻ tín dụng, ngay cả khi không sử dụng, khách hàng vẫn phải đóng phí thường niên. Với một số tài khoản thông thường (thẻ ghi nợ), ngân hàng sẽ tự động đóng tài khoản sau một thời gian không sử dụng.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm phí thường niên là gì cũng như những thông tin chi tiết về thuật ngữ này. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề tài chính - ngân hàng, Tikop mời bạn đọc tham khảo chuyên mục Kiến thức tài chính của chúng tôi.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
1 Kíp Lào bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Cập nhật tỷ giá mới nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

1 Kíp Lào bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Cập nhật tỷ giá mới nhất

Kíp Lào (LAK) là đơn vị tiền tệ chính thức của Lào và là một trong những loại tiền tệ được nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi có nhu cầu du lịch hoặc kinh doanh tại quốc gia láng giềng này. Trong bài viết này, Tikop sẽ giải đáp 1 Kíp Lào bằng bao nhiêu tiền Việt Nam và cập nhật tỷ giá mới nhất.

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

09/11/2024

CIMB Bank là ngân hàng gì? Lãi suất gửi tiết kiệm CIMB mới nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CIMB Bank là ngân hàng gì? Lãi suất gửi tiết kiệm CIMB mới nhất

CIMB là một trong những ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á. Mặc dù đã xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, ngân hàng này đang còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy CIMB bank là ngân hàng gì và cách mở tài khoản ngân hàng CIMB như thế nào, hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

09/11/2024

InsurTech là gì? 10 điều cần biết về lĩnh vực Công nghệ bảo hiểm

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

InsurTech là gì? 10 điều cần biết về lĩnh vực Công nghệ bảo hiểm

Sự ra đời của InsurTech – viết tắt của "Insurance Technology" – đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong ngành bảo hiểm, mang đến những giải pháp sáng tạo nhằm tối ưu hóa quy trình, cải thiện trải nghiệm khách hàng và giảm thiểu chi phí. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về InsurTech cùng 10 điều quan trọng bạn cần biết về lĩnh vực công nghệ bảo hiểm đang phát triển nhanh chóng này.

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

09/11/2024

Hướng dẫn cách xóa tài khoản MB Bank online nhanh chóng, đơn giản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Hướng dẫn cách xóa tài khoản MB Bank online nhanh chóng, đơn giản

Ngày nay, hầu hết các dịch vụ ngân hàng đều có thể thực hiện trực tuyến, từ việc mở tài khoản cho đến các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, người dùng có thể muốn xóa tài khoản ngân hàng của mình. Trong bài viết này, Tikop sẽ hướng dẫn cách xóa tài khoản MB Bank online nhanh chóng, đơn giản.

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

08/11/2024