Thu nhập bình quân đầu người là gì?
Theo Wikipedia, thu nhập bình quân đầu người là một chỉ số kinh tế quan trọng, được sử dụng phổ biến để đánh giá mức thu nhập trung bình của người dân trong một khu vực nhất định - có thể là một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương. Thông qua chỉ số này, các nhà kinh tế có thể so sánh mức sống, mức độ giàu có và sự phát triển kinh tế giữa các khu vực hoặc quốc gia với nhau.
Khi so sánh giữa các quốc gia, thu nhập bình quân đầu người thường được quy đổi sang một đồng tiền quốc tế phổ biến như USD hoặc Euro để đảm bảo tính thống nhất và dễ đối chiếu. Đây cũng là một trong ba yếu tố chính cấu thành Chỉ số Phát triển Con người (HDI) - bên cạnh tuổi thọ và trình độ học vấn - nhằm phản ánh toàn diện chất lượng sống của người dân tại mỗi quốc gia.
Thu nhập bình quân đầu người trong tiếng Anh là Per Capita Income (PCI) hoặc Average Income.
Khái niệm thu nhập bình quân đầu người
Cách tính thu nhập bình quân đầu người Việt Nam
Công thức tính thu nhập bình quân đầu người:
Thu nhập bình quân đầu người (VND/ người) = Tổng thu nhập hộ dân cư trong năm (VND)/ (12 x số nhân khẩu bình quân năm của hộ)
Trong đó:
Tổng thu nhập của hộ dân cư trong năm bao gồm các khoản thu sau đây:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
- Thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản;
- Thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản;
- Các khoản thu khác (biếu, mừng, lãi tiết kiệm,…).
Số nhân khẩu bình quân năm của hộ: Là số nhân khẩu thường trú trung bình trong hộ dân cư, tính theo số tháng có mặt trong năm của từng người (nếu có thay đổi nhân khẩu trong năm).
Ví dụ: Giả sử tổng thu nhập hộ dân cư trong năm là 240 triệu VND. Số nhân khẩu bình quân trong hộ là 4 người.
Thu nhập bình quân đầu người (VND/ người) = Tổng thu nhập hộ dân cư trong năm (VND)/ (12 x số nhân khẩu bình quân năm của hộ) = 240.000.000 / 12 x 4 = 5.000.000 đồng/người/tháng.
Lưu ý: Thu nhập bình quân đầu người tính cả mọi cá nhân trong dân số, bao gồm cả người lớn, trẻ em và cả trẻ sơ sinh.
>> Xem thêm: Chỉ số GRDP là gì? Tại sao phải sử dụng GRDP thay GDP chi tiết?
Công thức tính thu nhập bình quân đầu người Việt Nam
Phân biệt thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người |
Thu nhập bình quân đầu người
|
|
Định nghĩa | Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chia cho dân số, phản ánh mức độ sản xuất kinh tế trung bình của mỗi người dân. |
Tổng thu nhập thực nhận của một cá nhân trong năm, bao gồm tiền lương, thưởng, thu nhập từ tài sản, kiều hối, trợ cấp,...
|
Thành phần cấu thành | Gồm ba phần chính: (1) Nhà nước (qua thuế), (2) Doanh nghiệp (lợi nhuận, khấu hao,...), (3) Người lao động (thu nhập). |
Chủ yếu bao gồm thu nhập từ lao động và các nguồn thu nhập khác của cá nhân như: chuyển nhượng tài sản, kiều hối, trợ cấp, lãi suất,...
|
Cách tính | GDP chia cho tổng dân số. |
Tổng thu nhập của cá nhân trong một năm chia cho tổng dân số.
|
Ý nghĩa | Phản ánh tổng giá trị kinh tế được tạo ra bình quân trên mỗi người dân. |
Phản ánh mức sống thực tế, mức thu nhập mà người dân thực nhận để chi tiêu, tiết kiệm.
|
Chênh lệch giữa hai chỉ số | Thường cao hơn thu nhập bình quân đầu người do phần lớn GDP không trực tiếp phân phối về cá nhân (giữ lại trong doanh nghiệp, nhà nước). |
Thường thấp hơn GDP bình quân đầu người, dao động khoảng 40–70% tùy theo cơ cấu kinh tế và mức độ tái phân phối thu nhập.
|
>> Xem thêm: GDP là gì? Phân biệt GDP với các chỉ số trong kinh tế chi tiết
Phân biệt thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện nay
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024, thu nhập bình quân của lao động quý IV/2024 là 8,2 triệu đồng/tháng, tăng 550 nghìn đồng so với quý III/2024 và tăng 890 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 610 nghìn đồng so với năm 2023.
Nguồn: Thông tin điện tử Cục Thống kê (www.gso.gov.vn).
Thống kê thu nhập bình quân đầu người Việt Nam qua các năm
Năm | Cả nước | Thành thị | Nông thôn |
2018 | 3.874.000 | 5.624.000 | 2.986.000 |
2019 | 4.295.000 | 6.022.000 | 3.399.000 |
2020 | 4.250.000 | 5.590.000 | 3.482.000 |
2021 | 4.205.000 | 5.338.000 | 3.486.000 |
2022 | 4.673.000 | 5.945.000 | 3.864.000 |
2023 | 4.962.000 | 6.260.000 | 4.169.000 |
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nguồn: Cơ quan Thống kê Quốc gia Cục thống kê - Bộ Tài Chính.
Thống kê thu nhập bình quân đầu người Việt Nam qua các năm
10 tỉnh thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam
(Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê)
STT | Tỉnh |
Thu nhập bình quân người/tháng
(triệu đồng)
|
1 | Bình Dương | 8,29 |
2 | Hà Nội | 6,86 |
3 | Đồng Nai | 6,57 |
4 | TP.HCM | 6,51 |
5 | Hải Phòng | 6,39 |
6 | Đà Nẵng | 6,22 |
7 | Cần Thơ | 5,57 |
8 | Nam Định | 5,5 |
9 | Vĩnh Phúc | 5,46 |
10 | Hải Dương | 5,33 |
10 tỉnh thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam 2023 (Nguồn: Tổng cụ Thống kê)
Dự báo thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2025
Theo VNDirect, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 và 2025, với dự báo tăng trưởng GDP đều đạt mức 6,9%. Nhiều yếu tố thuận lợi như dòng vốn FDI tích cực, sự phục hồi của thị trường bất động sản, chính sách tài khóa - tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng, cũng như xu hướng nới lỏng tín dụng toàn cầu đang tạo ra nền tảng vững chắc cho đà tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam được dự báo sẽ tiệm cận mức 5.000 USD/người vào năm 2025 - một dấu mốc quan trọng, cho thấy sự cải thiện rõ rệt về thu nhập và mức sống của người dân.
Sự mở rộng của khu vực công nghiệp, đi kèm với cải thiện thu nhập, tiết kiệm cá nhân và sự phục hồi của thị trường lao động, sẽ tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Đây là yếu tố quan trọng kéo theo tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, bởi thu nhập cá nhân không chỉ đến từ sản xuất mà còn đến từ chi tiêu, đầu tư và các hoạt động kinh tế liên quan.
Nhìn chung, với triển vọng kinh tế tích cực, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam trong năm 2025 nhiều khả năng sẽ tăng mạnh so với năm trước, phản ánh sự cải thiện thực chất về mức sống của người dân trong bối cảnh ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế toàn diện.
Nguồn: VnEconomy
2025 đạt mức 5.000 USD/người
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về thu nhập bình quân đầu người và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam. Cùng theo dõi những bài viết khác về kiến thức tài chính của Tikop trong những lần sau nhé!