Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp. Hình thức này giúp người tham gia hưởng quyền lợi khi không còn khả năng lao động.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại nhiều quyền lợi
Bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếng Anh là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếng Anh là Voluntary Social Insurance.
Ví dụ về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Một người làm công việc phụ giúp kinh doanh cho gia đình không hưởng lương sẽ không nằm trong nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người này có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? Chế độ và quyền lợi của BHXH tại Việt Nam
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại những lợi ích tích cực sau:
- Được Nhà nước hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Có lương hưu hàng tháng khi hết độ tuổi lao động, được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức bình quân thu nhập tháng đóng.
- Có thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong thời gian hưởng lương hưu, miễn phí hoặc giảm giá khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
- Trợ cấp mai táng và trợ cấp tử tuất khi mất.
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại nhiều lợi ích
Chi tiết những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc nhóm người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đáp ứng đủ điều kiện trên, khi bạn có nhu cầu và khả năng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn có thể tham gia.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Các đối tượng có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là:
- Người lao động ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố,... hoạt động không hưởng tiền lương trong hợp tác xã.
- Người lao động giúp việc gia đình, người lao động tự tạo việc làm, tham gia hoạt động kinh doanh sản xuất không hưởng tiền lương.
- Người tham gia khác đáp ứng đủ điều kiện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có nhiều điểm đặc biệt
Các chế độ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng các chế độ sau:
- Chế độ hưu trí: Khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, được hưởng lương hưu hàng tháng.
- Chế độ tử tuất: Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng, người thân có thể nhận trợ cấp mai táng và trợ cấp tử tuất một lần nếu chẳng may người lao động qua đời.
- Bảo hiểm xã hội một lần: Với các trường hợp đặc biệt như đi nước ngoài, bệnh hiểm nghèo, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia, người lao động có thể yêu cầu nhận bảo hiểm một lần.
- Bảo hiểm y tế: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt quá trình hưởng lương hưu.
- Được điều chỉnh lương hưu: Mức lương hưu được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất 2024
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 22% mức thu nhập tháng. Người tham gia được tự chọn mức thu nhập tháng, mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo nông thôn (1.5 triệu/tháng), cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (1.49 triệu/tháng).
Hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nhà nước hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm dựa trên mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng và mức chuẩn hộ nghèo nông thôn, nhưng không vượt quá 10 năm:
- 30% đối với người thuộc hộ nghèo.
- 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo.
- 10% đối với các nhóm khác.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia được lựa chọn các phương thức đóng sau:
- Đóng định kỳ: Đóng hàng tháng hoặc nhiều tháng, nhiều năm một lần (không quá 5 năm).
- Đóng 1 lần: Người lao động được đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Phương thức đóng bảo hiểm khác nhau có thời gian đóng bảo hiểm khác nhau. Người lao động cần đóng bảo hiểm trong tháng nếu chọn phương thức đóng hàng tháng, trong 3 tháng nếu chọn đóng 3 tháng một lần, trong 04 tháng đầu nếu chọn 6 tháng một lần, trong 07 tháng đầu nếu đóng 12 tháng một lần.
Nếu người lao động chọn đóng một lần cho nhiều năm hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu thì phải thực hiện đóng bảo hiểm ngay tại thời điểm đăng ký. Nếu quá thời hạn theo quy định mà người tham gia không đóng thì được xem là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng nếu muốn đóng tiếp.
>> Xem thêm: 5 cách tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội chi tiết, mới nhất 2024
Các mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện chi tiết nhất
Mức hưởng chế độ hưu trí
Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định, mức lương hưu hàng tháng được tính như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm với nam và 15 năm với nữ. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng được tính thêm 2% (tối đa 75%).
- Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội: Được tính từ thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm và điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm.
>> Xem thêm: Bảo hiểm hưu trí là gì? Quyền lợi bảo hiểm hưu trí người lao động
Mức hưởng chế độ tử tuất
Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện chế độ tử tuất như sau:
- Trợ cấp mai táng: 10 lần mức lương cơ sở khi đóng đủ 60 tháng trở lên hoặc người đang hưởng lương hưu.
- Trợ cấp tử tuất: Cứ mỗi năm là 1,5 tháng (nếu đóng trước 2014) và 2 tháng (nếu đóng từ 2014 trở đi), nếu chưa đóng đủ 1 năm thì nhận tối đa 2 tháng, nếu tham gia cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì tối thiểu 3 tháng. Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp 48 tháng lương hưu nếu chết trong 2 tháng đầu, cứ thêm 1 tháng lương hưu thì trừ đi 0,5 tháng trợ cấp tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có nhiều khoản trợ cấp
Bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng, cứ mỗi năm thì được 1,5 tháng mức bình quân thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội (nếu đóng trước 2014) và 02 tháng mức bình quân thu nhập (nếu đóng từ 2014 trở đi). Nếu thời gian đóng chưa đủ 01 năm thì mức hưởng sẽ bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng bình quân thu nhập tháng.
Lưu ý, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước đã hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chỉ trong trường hợp người lao động bị bệnh nguy hiểm (theo quy định.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết mới nhất 2024
Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
Trong thời gian nhận lương hưu, người lao động được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Người lao động có thể khám bệnh miễn phí hoặc giảm giá tại các cơ sở y tế công lập.
Cách dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có quyền tạm dừng đóng khi không có khả năng đóng tiếp hoặc không có nhu cầu tham gia, thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Viết đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội đã đăng ký kèm theo sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện (nếu có)
- Bước 2: Nhận giấy chứng nhận tạm dừng đóng của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Lưu ý, thời gian tạm dừng không được tính vào thời gian đóng bảo hiểm và người lao động cũng không được hưởng các chế độ bảo hiểm trong thời gian tạm dừng. Cần phải tiến hành đăng ký lại với cơ quan bảo hiểm xã hội nếu muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Có thể tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Phân biệt bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiêu chí | Bảo hiểm xã hội tự nguyện | Bảo hiểm xã hội bắt buộc |
Đối tượng tham gia | Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. | - Người lao động làm việc theo hợp đồng (trong nước lẫn nước ngoài). - Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân; cán bộ tại xã, phường,... |
Chế độ | - Hưu trí. - Tử tuất. | - Hưu trí. - Tử tuất. - Ốm đau. - Thai sản. - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. |
Trách nhiệm đóng | Người lao động tự đăng ký đóng. | Người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng. |
Mức đóng | Người lao động đóng 10.5% và người sử dụng lao động đóng 21.5% (bao gồm bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp). | Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do mình tự chọn. |
Các câu hỏi thường gặp về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí trong thời gian nhận lương hưu.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 22% mức thu nhập tháng tùy theo người đóng chọn.
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng đủ 20 năm sẽ được hưởng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là 231.000 đồng/tháng (thuộc hộ nghèo), 247.000 đồng/tháng (thuộc hộ cận nghèo) và 297.000 đồng/tháng (với đối tượng khác).
Ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu thì được rút?
Ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 1 năm thì được rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng như thế nào?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng hàng tháng, nhiều tháng 1 lần, nhiều năm 1 lần hoặc đóng 1 lần khi chưa đủ số năm.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có được rút không?
Được. Khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
Không. Bảo hiểm xã hội tự nguyện không có chế độ thai sản.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, cấp thẻ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội 1 lần.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật phúc lợi xã hội bổ ích nhé!