Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Mục tiêu SMART là gì? Cách đặt mục tiêu SMART hiệu quả nhất

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

18/04/2023

Cách đặt mục tiêu SMART giúp các bạn dễ dàng định hướng được rất rõ các lộ trình phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết cách đặt các mục tiêu theo quy tắc này.
Cùng Tikop tìm hiểu về nguyên tắc SMART để đặt mục tiêu cũng như cách để tự định hướng mục tiêu cho mình theo nguyên tắc này trong bài viết sau đây nhé!

Định nghĩa mục tiêu SMART

Trong suốt quá trình học tập và làm việc, con người luôn phải hướng đến việc đặt ra các mục tiêu cho bản thân. Điều này không chỉ giúp làm tăng tính chủ động mà còn được coi là thước đo để đánh giá sự tiến bộ của bản thân.

Hiện nay, có rất nhiều các nguyên tắc để xây dựng nên mục tiêu của bản thân khác nhau. Nổi bật nhất chắc chắn phải kể đến đó là nguyên tắc SMART. Chúng ta có thể hiểu đơn giản về tiêu chí SMART là sự kết hợp của tất cả năm yếu tố đó là: Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-Bound.

Cách đặt mục tiêu SMART theo nguyên tắc

Nguyên tắc SMART được biết đến trong việc xây dựng mục tiêu cần được thiết lập dựa trên các nguyên tắc vô cùng rõ ràng. điều này giúp quá trình thực hiện mục tiêu của chúng ta đạt được hiệu quả, và hoàn toàn đi đúng hướng ngay từ lúc bắt đầu.

2.1 Đặt mục tiêu cụ thể - Specific

Bộ câu hỏi 5W sẽ có thể giúp cho các bạn cụ thể hóa hoàn toàn các mục tiêu của mình. 5W sẽ bao gồm:

  • What: Bạn đang muốn đạt được điều gì?

  • Who: Ai sẽ là người tham gia vào các mục tiêu này?

  • Where: Mục tiêu này sẽ cần được thực hiện tại đâu?

  • When: Khi nào các bạn muốn đạt được các mục tiêu này?

  • Why: Tại sao các bạn muốn đạt được những mục tiêu này?

Mục tiêu của các bạn càng lớn thì sẽ càng cần đến sự cụ thể. Không nên đặt các mục tiêu một cách quá mơ hồ, chung chung. Ví dụ, trong trường hợp các bạn đang muốn tiết kiệm. Thay vì đặt khẩu hiệu "tôi sẽ tiết kiệm" thì hãy đặt mục tiêu là "tôi tiết kiệm mỗi ngày".

Theo rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mục tiêu được đặt ra càng rõ ràng thì tính khả thi để thực hiện sẽ càng cao. Khi các bạn có thể xác định rõ ràng thứ mình muốn gì, các bạn sẽ biết được mình cần phải làm gì để có thể đạt được điều đó.

Cụ thể hóa các mục tiêu sẽ giúp các bạn giảm được tối đa các nguy cơ bị đi chệch hướng. Các bạn không nên thiết lập mục tiêu với hàng loạt các từ ngữ như: Càng sớm càng tốt, hay tiết kiệm nhất, hoặc tốt nhất… Thay vào đó, khi đặt mục tiêu cần gắn với các từ ngữ, cùng với con số cụ thể, định lượng, đồng thời đảm bảo chính xác, rõ ràng.

2.2 Đặt mục tiêu có thể đo lường được - Measurable

Một dự án có thể được cho là thành công hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng để đo lường. Tức là khi tiến hành xây dựng mục tiêu theo các nguyên tắc SMART, các bạn cần phải đưa ra các mục tiêu gắn liền với những con số cụ thể.

Ví dụ như các bạn muốn vào cuối năm sắp tới sẽ tích luỹ được một khoản tiền để du lịch Châu Âu, vậy thì "số tiền" bạn mong muốn sẽ là bao nhiêu? 50 triệu? 100 triệu? 200 triệu? và làm thế nào sẽ được coi là đủ đối với các bạn? Đưa ra các con số cụ thể sẽ giúp tăng được sức nặng, hỗ trợ thúc đẩy tinh thần để cố gắng.

2.3 Đặt mục tiêu khả thi - Attainable

Bản chất của việc đặt mục tiêu là các kỳ vọng sẽ vượt trội hơn, tốt hơn so với tình hình thực tế hiện tại. Việc thiết lập và cố gắng hướng tới các mục tiêu của mình sẽ giups các bạn luôn nỗ lực một cách cao độ, cũng như dám thử các công việc có tính thử thách.

Tuy nhiên, các bạn cũng nên phân định rõ ràng một mục tiêu có mang tính thử thách hay không, cũng như có khả thi với một mục tiêu quá là khó khăn và dường như bất khả thi thì các bạn sẽ không thể có động lực để thực hiện.

Các bạn cũng nên đặt ra các mục tiêu có khả năng thật sự thực hiện được ứng với năng lực vốn có của bản thân. Quay lại với bài toán bạn đang muốn tiết kiệm, thì sẽ không nên đặt mục tiêu là sẽ tiết kiệm mỗi ngày 1 triệu đồng trong khi điều kiện chỉ cho phép có thể tiết kiệm 500 nghìn đồng/ngày.

Hãy tiến hành chia thành nhiều các mục tiêu nhỏ, ví dụ như tuần đầu chạy được 1h, tuần tiếp theo tăng thời gian lên 1h15 phút,...cứ như vậy các bạn sẽ đạt được các mục tiêu ban đầu trong khi hoàn thành những mục tiêu nhỏ.

2.4 Đặt mục tiêu thực tế, có tính liên quan - Relevant

Tính thực tế cũng gần như có nét tương đồng với các khả năng thực hiện. Hãy tính toán đến tất cả các yếu tố để có thể tăng tính thực tế cho mục tiêu, phải kể đến như: nguồn kinh phí thực hiện, nguồn nhân lực, nguồn vốn cần có, thời gian,...

Ví dụ các bạn đang muốn đi du lịch Châu Âu thì mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ chính là các mục tiêu cần đạt được về vấn đề tài chính cá nhân, cũng như các chi phí đi lại, ăn ở, đồng thời cố gắng đảm bảo sức khỏe hiện tại,...

Thiết lập và thực hiện tất cả các mục tiêu cần phải có được tầm nhìn xa, rộng mở nhưng cũng đồng thời phải đặc biệt rất cần đến việc đảm bảo tất cả các yếu tố thật thực tế.

Một mục tiêu sẽ hoàn toàn được thiết lập và thực hiện sẽ đi kèm theo sau đó là các loại chi phí, sự nỗ lực, cùng các vấn đề về tài chính, nguồn nhân lực. Do đó, các bạn hãy đảm bảo thật chắc chắn rằng mục tiêu mà bạn đang hướng tới đáp ứng được yếu tố thực tế, thực sự cần thiết và có thể đạt được.

Mặt khác, mục tiêu cũng cần phải phù hợp với tổng thể những mục tiêu khác và phục vụ cho mục tiêu chung cuối cùng mà các bạn hay tổ chức của bạn mong muốn đạt được.

2.5 Đặt mục tiêu có thời hạn - Time bound

Thời gian để thực hiện các mục tiêu cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng thành công đồng thời cũng là đòn bẩy giúp thúc đẩy sự sự nỗ lực của bạn.

Ví dụ như khi các bạn muốn giảm cân, hãy luôn xác định rằng các bạn sẽ muốn giảm bao nhiêu cân trong khoảng thời gian bao lâu. Xây dựng khung thời gian thực tế và cụ thể để thực hiện đồng thời việc này còn giúp tăng tính kỷ luật. Các bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian thực hiện sao cho hợp lý để các mục tiêu có thể nhanh chóng được hoàn thành.

Thời gian cũng được coi là tiền bạc và nhiều khi nó còn quan trọng hơn là cơ hội dành cho tổ chức của bạn. Ví dụ như các dự án sản phẩm của bạn sẽ được nghiệm thu và có cơ hội đi vào việc vận hành bắt đầu từ quý II-2023 sẽ rất khác biệt so với việc để trôi nó sang đến tận quý IV-2023 chẳng hạn.

Có thêm thời gian để triển khai mục tiêu là sẽ phát sinh thêm sự nỗ lực, thêm các chi phí về lương và đồng thời làm giảm đi cơ hội cạnh tranh, cũng như các cơ hội hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp hoặc công ty.

Một số các ví dụ về cách đặt mục tiêu SMART

Sau đây sẽ là một vài ví dụ về việc đặt mục tiêu SMART để có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống mà các bạn có thể tham khảo:

  • Học ngoại ngữ trong vòng 30 phút/ngày, liên tục 6 ngày/tuần: Đưa ra chỉ tiêu thời gian cụ thể để có thể thực hiện hoàn toàn nghiêm túc việc học tập cũng sẽ giúp các bạn có thể biết được khả năng để thực hiện của bản thân và đồng thời đánh giá được độ hiệu quả.

  • Rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông: Hãy tìm hiểu về các chủ đề và tiến hành chuẩn bị PowerPoint chi tiết cho các buổi thuyết trình mà các bạn sắp tham gia. Diễn tập lại liên tục với thái độ nghiêm túc, các bạn sẽ có thể tự tin tham gia các buổi thuyết trình thuận lợi.

  • Xây dựng thêm các mối quan hệ xã hội: Đặt mục tiêu để tham dự từ 3-5 buổi gặp gỡ, cùng với đó là việc giao lưu với các đồng nghiệp, đối tác vào các tháng hoặc các quý. Bạn sẽ có thêm rất nhiều các mối quan hệ mới, cũng như làm tăng thêm cơ hội để phát triển bản thân.

  • Ngủ sớm và dậy sớm: Đặt mục tiêu để ngủ vào lúc 12h và bắt đầu thức dậy vào lúc 5h sáng. Hãy sử dụng toàn bộ quỹ thời gian của mình một cách thông minh, tập cho bản thân các thói quen tốt sẽ giúp các bạn có được một sức khỏe tuyệt vời.

  • Lên kế hoạch chi tiết cho công việc: Xác định kỹ lưỡng lịch trình làm việc mỗi ngày sẽ giúp cho các bạn tránh được các sự cố phát sinh bất ngờ. Việc lên kế hoạch cho công việc sẽ theo mục tiêu SMART chính là sự cụ thể trong cho các khung giờ làm việc như: giờ nào sẽ gửi báo cáo, giờ nào sẽ tiến hành họp bộ phận, giờ nào thì sẽ đi khảo sát thị trường…

  • Chữa chứng “bệnh" nghiện mạng xã hội: Luôn đặt ra các quy định về thời gian online facebook mỗi ngày và dành thời gian khác để làm các công việc khác.

Khi đã tiến hành thiết lập được các mục tiêu theo nguyên tắc SMART và cố gắng nghiêm túc thực hiện, thì các bạn sẽ thu về được nhiều trái ngọt bởi sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, đồng thời làm tăng chất lượng cuộc sống của bản thân ngày một trở nên tốt hơn.

5 bước để đặt mục tiêu SMART hiệu quả

Trên thực tế thì việc thiết lập và triển khai các mục tiêu rất đa dạng và cũng đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, cũng như suy nghĩ của các nhà quản lý. Bạn có thể tham khảo các bước sau đây để có thể tiến hành đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART, cụ thể như sau:

4.1 Xác định tầm nhìn dài hạn - Mục tiêu

Mục tiêu dài hạn của một số tổ chức thông thường sẽ thể hiện được tầm nhìn, cũng như sứ mệnh của tổ chức đó. Các nguyên tắc SMART dùng để thiết lập mục tiêu trong thời gian ngắn và trung hạn cần phải đảm bảo sự cộng hưởng, cũng như góp phần hỗ trợ cho các tổ chức đạt được hầu hết mục tiêu trong thời gian dài hạn.

Các bạn cũng có thể hình dung mỗi khi đặt ra mục tiêu theo những nguyên tắc SMART cũng sẽ giống như một bậc thang, giúp các tổ chức của bạn có thể nâng tầm dần dần và củng cố đủ sức chạm để chạm tới mục tiêu dài hạn như mong muốn và kỳ vọng ban đầu.

4.2 Xác định các lực chọn ưu tiên

Mong muốn và các mục tiêu mà tổ chức đã đặt kỳ vọng sẽ đạt được có thể rất nhiều. Tuy nhiên, với nguồn lực vốn có của bất kỳ tổ chức nào cũng có những sự giới hạn riêng. Nguồn lực ở đây sẽ bao hàm cả vấn đề về nguồn tài chính và vấn đề về con người.

Do đó, nếu nhìn từ phía góc độ quản lý, các bạn sẽ cần dựa trên các cơ sở thực tế của mỗi doanh nghiệp, ưu tiên lựa chọn các mục tiêu quan trọng nhất đối với mỗi tổ chức để có thể thực hiện trước. Các mục tiêu có ít quan trọng hơn hay mang tính chất không quá cấp bách bằng sẽ có thể thực hiện phisa sau.

4.3 Đưa các ưu tiên thành mục tiêu SMART

Các mục tiêu ưu tiên về sự phát triển của doanh nghiệp sẽ cần được cụ thể hóa để trở thành một nguyên tắc SMART về mục tiêu với 5 tiêu chí như sau: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường), hay Achievable (khả thi), Relevant (liên quan), hoặc Time bound (giới hạn thời gian).

Khi đã đảm bảo được sự chuyển hóa các về cấp độ ưu tiên trở thành mục tiêu SMART, các bạn sẽ giúp định hình, cũng như cụ thể hóa các công việc cần phải thực hiện, đích đến mà các bạn kỳ vọng sẽ đạt được. Đội ngũ của bạn sẽ thực hiện các mục tiêu có trong kế hoạch đó thật rõ ràng, hiệu quả thay vì các nỗ lực không đúng với hướng đi và có thể sẽ không đạt được kỳ vọng mong muốn.

4.4 Chia sẻ mục tiêu SMART với đội nhóm

Khi đã thiết lập được các mục tiêu SMART, bạn nên tiến hành việc chia sẻ mục tiêu rõ ràng này đối với cả nhóm. Điều này đặc biệt rất quan trọng nhằm có thể giúp toàn đội nhóm dễ dàng hiểu rõ được định hướng cần tập trung đến điều gì, cũng như việc nỗ lực này sẽ để đạt được điều gì.

Nỗ lực theo đúng hướng thì nhất định sẽ giúp cải thiện được sự tập trung, động lực để làm việc cũng như đạt được hiệu suất tối đa của mỗi thành viên.

Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên chỉ chia sẻ về các nguyên tắc SMART trong vấn đề đặt mục tiêu mà còn nên tiến hành việc thu thập ý kiến về sự đóng góp từ các thành viên trong đội nhóm. Mọi thành viên trong đội sẽ đều có thể tiến hành đóng góp ý kiến để có thể giúp xây dựng, cũng như điều chỉnh về các mục tiêu SMART phù hợp và thực tế hơn.

4.5 Đính kèm mục tiêu với chủ thể nhất định

Mục tiêu SMART cũng sẽ cần có một người để làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm rõ ràng về các việc thực hiện hướng đến mục tiêu đó. Việc kết nối, hay giúp huy động nguồn lực để đạt được các mục tiêu có thể cần đến rất nhiều người nhưng việc chịu trách nhiệm và chủ sở hữu chính của mục tiêu sẽ chỉ cần đến một người duy nhất.

Nếu các bạn để nhiều người cùng được sở hữu, hay chịu trách nhiệm về cùng một mục tiêu thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc có thể là không rõ ràng vai trò, hay nhiệm vụ của từng thành viên có trong đội nhóm.

Kết luận

Hy vọng thông qua các chia sẻ của Tikop về vấn đề cách đặt mục tiêu SMART trong bài viết trên đây đã giúp các bạn sẽ có thêm các kiến thức thú vị. Khi đã tiến hành xác định được mục tiêu SMART việc của các bạn cần làm đó chính là lên phương án thật cụ thể cho nó và áp sát để thực hiện, nhằm mục đích hướng đến kết quả thu về vẫn sẽ khiến các bạn hài lòng.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 lọ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

23/11/2024

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024