Dưới 18 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng không?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
Vậy, người dưới 15 tuổi phải có cha mẹ hoặc người đại diện pháp luật thực hiện các thủ tục mở tài khoản, người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có thể tự mở tài khoản nhưng cần sự đồng ý của người giám hộ trong một số trường hợp đặc biệt.
Quy định độ tuổi tạo tài khoản ngân hàng
Điều kiện và hồ sơ mở tài khoản ngân hàng cho người dưới 18 tuổi
Điều kiện
Điều kiện mở tài khoản ngân hàng cho người dưới 18 tuổi:
- Phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Cá nhân cần có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp người có khó khăn trong nhận thức nhưng vẫn có khả năng kiểm soát hành vi, có thể mở tài khoản thông qua người giám hộ.
- Yêu cầu cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Cần có giấy tờ tùy thân hợp lệ như CMND, CCCD, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực và là bản gốc.
>> Xem thêm: Tài khoản ngân hàng không sử dụng trong bao lâu thì bị khóa?
Điều kiện mở tài khoản ngân hàng
Hồ sơ
Theo quy định của Thông tư 23/2014/TT-NHNN và sửa đổi bởi Thông tư 16/2020/TT-NHNN, đối với tài khoản thanh toán của cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này;
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân) thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học ngân hàng mới nhất, nhanh chóng
Hướng dẫn cách tạo tài khoản ngân hàng dưới 18 tuổi
Tạo tài khoản ngân hàng dưới 18 tuổi trực tiếp tại quầy
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
- Đối với người dưới 15 tuổi: Giấy khai sinh và giấy tờ tùy thân của người giám hộ.
- Đối với người từ 15 đến dưới 18 tuổi: CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Bước 2: Người giám hộ hoặc cá nhân (nếu đủ điều kiện) đến ngân hàng nộp giấy đề nghị mở tài khoản cùng các giấy tờ tùy thân đã chuẩn bị.
Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra và xác thực hồ sơ, sau đó hướng dẫn các bước tiếp theo.
Sau khi xác nhận thông tin, tài khoản sẽ được mở và cung cấp thông tin chi tiết về tài khoản như số tài khoản và các dịch vụ liên quan, cũng như thời gian chờ thẻ vật lý,...
Hướng dẫn tạo tài khoản ngân hàng cho người dưới 18 tuổi
Tạo tài khoản ngân hàng dưới 18 tuổi online
Bạn có thể tạo tài khoản ngân hàng dưới 18 tuổi online theo các bước sau:
Bước 1: Tìm và tải ứng dụng trên CH Play hoặc Apple Store..
Bước 2: Điền các thông tin cá nhân bao gồm số điện thoại, địa chỉ email, và thông tin giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND hoặc giấy khai sinh (cho người dưới 15 tuổi).
Bước 3: Xác minh danh tính eKYC bằng cách chụp ảnh giấy tờ tùy thân và thực hiện một số thao tác nhận diện khuôn mặt, xác minh mã OTP và thiết lập mật khẩu.
Sau khi xác thực thành công, tài khoản sẽ được tạo và có thể sử dụng ngay các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Các ngân hàng cho mở tài khoản online cho người dưới 18
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đã cung cấp dịch vụ mở tài khoản online cho người dưới 18 tuổi, một số ngân hàng phổ biến cung cấp dịch vụ này bao gồm:
- HDBank: Ứng dụng HDBank App trên CH Play/Apple Store.
- Vietcombank: Sử dụng ứng dụng VCB Digibank.
- BIDV: Ứng dụng BIDV SmartBanking.
- MB Bank: Ứng dụng MB Bank.
- TPBank: Ứng dụng TPBank Mobile.
- VietinBank: Ứng dụng VietinBank iPay.
- Techcombank: Ứng dụng Techcombank Mobile.
- Sacombank: Ứng dụng Sacombank Pay.
- ACB (Ngân hàng Á Châu): Ứng dụng ACB Mobile Banking.
- VPBank: Ứng dụng VPBank NEO.
Danh sách ngân hàng cho mở tài khoản online cho người dưới 18
Câu hỏi thường gặp
Ngân hàng nào làm ATM dưới 18 tuổi?
Hầu như các ngân hàng hiện nay đều cho phép làm thẻ ghi nợ ATM dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đối với thẻ tín dụng ATM thì các ngân hàng thường yêu cầu độ tuổi khắt khe hơn, thường là trên 18.
Tạo tài khoản ngân hàng dưới 18 tuổi có mất phí không?
Việc tạo tài khoản ngân hàng cho người dưới 18 tuổi thường không mất phí, nhưng điều này có thể khác nhau tùy theo chính sách của từng ngân hàng.
Trên đây là bài viết Cách tạo tài khoản ngân hàng cho người dưới 18 tuổi đơn giản. Theo dõi Tikop.vn ngay để nhận các bài viết mới nhất về tài chính cá nhân.