Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Quy tắc giúp cải thiện tính kiên nhẫn trong đầu tư

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

01/03/2023

Andy Hill - chủ một blog và kênh podcast về tài chính gia đình tại Mỹ - chia sẻ cách tính thời điểm tài sản tăng lên gấp đôi, từ đó tạo tính kiên nhẫn khi đầu tư.

Andy Hill - chủ một blog và kênh podcast về tài chính gia đình tại Mỹ - chia sẻ cách tính thời điểm tài sản tăng lên gấp đôi, từ đó tạo tính kiên nhẫn khi đầu tư.

Dưới đây là chia sẻ của Andy Hill về cách sử dụng "Quy tắc 72" để đầu tư và gia tăng tài sản.

Con gái tôi chuẩn bị tròn 10 tuổi. Việc làm cha thực sự đã biến tôi thành một nhà đầu tư nghiêm túc hơn. Khi bạn chăm sóc cho những đứa con nhỏ bé, sống cho ngày hôm nay không phải lúc nào cũng là chiến lược tốt nhất.

Ban đầu, việc đầu tư (như nuôi dạy con cái) rất khó hiểu. Tôi không biết mình đang làm gì. Có quá nhiều thuật ngữ phức tạp về cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ... Vì thế, tôi quyết định biến mọi thứ càng đơn giản càng tốt. Trong nhiệm vụ đơn giản hóa việc đầu tư, tôi đã bắt gặp khái niệm Quy tắc 72.

Quy tắc 72 giúp bạn xác định mất bao lâu để số tiền của bạn tăng gấp đôi. Mặc dù nó không hoàn toàn chính xác vì kết quả thị trường trong quá khứ không dự đoán được hành vi thị trường trong tương lai, nhưng đó là một cách khá chắc chắn để xác định danh mục đầu tư của bạn sẽ ra sao trong những năm tới.

Ví dụ, hãy quay lại với Andy 30 tuổi - một anh chàng vừa mới được làm cha và trở thành một nhà đầu tư nghiêm túc hơn. Không nợ nần, anh ấy tập trung đầu tư vào quỹ hưu trí cá nhân. Tài khoản quỹ lúc bấy giờ có 10.000 USD.

Sử dụng Quy tắc 72 và giả định tỷ lệ hoàn vốn 10% trên các khoản đầu tư của mình, Andy 30 tuổi có thể kỳ vọng số dư đầu tư sẽ tăng gấp đôi trong 7,2 năm. 10.000 USD có thể biến thành 20.000 USD vào sinh nhật lần thứ 37 của anh ấy, mà không cần thêm bất kỳ khoản đóng góp nào.

Kết quả trên đến từ phép tính: 72 / Lãi suất = Năm tài sản được nhân đôi. Ở đây, tôi lấy 72/10% = 7,2 năm.

Một trong những lý do tôi thích Quy tắc 72 đến vậy là nó nhấn mạnh sức mạnh của lãi kép theo thời gian. Hãy lấy ví dụ tương tự về việc phát triển quỹ hưu trí cá nhân của tôi, nhưng kéo dài dòng thời gian đến độ tuổi nghỉ hưu truyền thống. Giả sử lợi nhuận đầu tư 10% mỗi năm, tôi có bảng sau:

NămSố tuổiSố dư đầu tư (USD)
20123010.000
20193720.000
20264440.000
20335180.000
204059160.000
204866320.000

Nhận ra sức mạnh của lãi kép và thời gian, tôi cố gắng nhắc nhở bản thân về chiến lược đầu tư mà tôi lựa chọn: kiên nhẫn. Chỉ đơn giản là chờ đợi và để thị trường nâng khoản đầu tư hưu trí của tôi. Sự kiên nhẫn đã, đang và sẽ là con đường để tôi có được một tương lai sống thoải mái. Quy tắc trên không chỉ áp dụng cho kế hoạch về hưu mà còn cả tương lai của con gái tôi.

Quy tắc 72 này đã được chứng minh đúng đắn hơn với kế hoạch tiết kiệm tiền cho đại học của con gái tôi. Chúng tôi bắt đầu kế hoạch với khoản tiền gửi 10.000 USD ngay khi con tôi vừa sinh ra. 10 năm sau, số dư tài khoản đang hơn 50.000 USD. Nó đã tăng hơn gấp đôi do thời gian dài hơn, lãi kép và các khoản đóng góp bổ sung.

Quy tắc 72 giúp tôi thư giãn khi đầu tư. Ngoài việc tài khoản tăng gấp đôi nhờ lãi kép, tuân thủ quy tắc trên kết hợp các khoản đóng góp bổ sung sẽ làm tăng đáng kể số dư đầu tư theo thời gian. Sau khi đóng góp vào quỹ hưu trí cá nhân trong 10 năm qua, số dư tài khoản của tôi hiện ở mức 120.000 USD. Con số này cao hơn nhiều so với kết quả tính toán từ Quy tắc 72. Thực tế, tôi đã làm việc chăm chỉ để tăng thu nhập và đóng góp đều đặn cho quỹ hưu trí cá nhân của mình. Thậm chí có vài năm tôi đã đóng góp mức tối đa.

Như vậy, với số tiền trên và giả sử các khoản đầu tư có lãi trung bình 10% mỗi năm, tôi có thể sở hữu gần một triệu USD trong tài khoản hưu trí cá nhân trước 62 tuổi. Nhưng số tiền trên liệu có đủ để nghỉ hưu an nhàn?

Với gia đình tôi, chúng tôi cần khoảng 2-3 triệu USD. Do đó, chúng tôi cũng đầu tư thêm quỹ hưu trí tại nơi làm việc, quỹ hưu trí cá nhân cho vợ tôi và các khoản tiết kiệm dành cho sức khỏe. Tổng cộng, tôi dự kiến có hơn 3 triệu USD ở tuổi nghỉ hưu. Với mức lãi trung bình 4% mỗi năm, số tiền trên sẽ mang lại cho chúng tôi thu nhập khoảng 120.000 USD mỗi năm. Cũng theo Quy tắc 72, con gái tôi sẽ có đủ 100.000 USD để học đại học khi lên 17 tuổi.

Tuy nhiên, Quy tắc 72 không nên được coi là một giải pháp hoàn hảo cho những mối lo về đầu tư. Mỗi người cần áp dụng sự kiên nhẫn từ quy tắc trên kết hợp phân bổ tài sản tối ưu. Ngoài ra, gặp gỡ chuyên gia hiểu rõ các mục tiêu cụ thể và tình hình tài chính tổng thể của bạn cũng có thể là một bước đi thông minh. Đó là lúc bạn thực sự có thể đưa Quy tắc 72 vào cuộc sống.

Theo Personalcapital

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Bản vị vàng là gì? Tại sao chế độ bản vị vàng sụp đổ?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Bản vị vàng là gì? Tại sao chế độ bản vị vàng sụp đổ?

Chế độ bản vị vàng từng được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong những thế kỷ trước. Vậy, bản vị vàng là gì? Điều gì dẫn tới sự sụp đổ của bản vị vàng? Trong bài viết này, Tikop sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin về lịch sử và cơ chế của hệ thống tài chính quốc tế liên quan tới chế độ bản vị vàng.

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

17/03/2025

Tài khoản đồng sở hữu là gì? Cách xử lý tài khoản có khi tranh chấp

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tài khoản đồng sở hữu là gì? Cách xử lý tài khoản có khi tranh chấp

Tài khoản đồng sở hữu là gì? Thuật ngữ này ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt khi nhiều người chọn hình thức đồng sở hữu tài khoản ngân hàng hoặc tài sản để quản lý tài chính chung. Tuy nhiên, việc tranh chấp tài khoản đồng sở hữu có thể gây ra không ít khó khăn và thắc mắc. Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này và cách xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây!

tikop_user_icon

THẢO ĐINH

tikop_calander_icon

15/03/2025

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Tiểu sử và hành trình khởi nghiệp chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Tiểu sử và hành trình khởi nghiệp chi tiết

Phạm Nhật Vượng – tỷ phú giàu nhất Việt Nam, là người đứng sau đế chế Vingroup hùng mạnh. Từ những ngày khởi nghiệp gian nan đến khi vươn tầm quốc tế, ông đã ghi dấu ấn với tầm nhìn chiến lược và những quyết định táo bạo. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình đầy cảm hứng của ông.

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

01/03/2025

Tỷ suất chiết khấu là gì? Ý nghĩa và cách xác định tỷ suất chiết khấu

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tỷ suất chiết khấu là gì? Ý nghĩa và cách xác định tỷ suất chiết khấu

Trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, tỷ suất chiết khấu là một khái niệm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá dòng tiền trong tương lai và đưa ra quyết định đầu tư. Vậy tỷ suất chiết khấu là gì, có ý nghĩa như thế nào và cách xác định ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

01/03/2025