Mã giao dịch là gì?
Khái niệm mã giao dịch
Mã giao dịch là chuỗi ký tự duy nhất được tạo ra sau khi giao dịch trích tiền thành công từ tài khoản hoặc thẻ của khách hàng. Mã này không thay đổi và gắn liền với một giao dịch cụ thể.
Tất cả các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền, quẹt thẻ qua máy POS, hay mua sắm trực tuyến đều có mã giao dịch. Khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra lại các giao dịch của mình thông qua mã này, nó cũng là bằng chứng xác nhận giao dịch đã diễn ra.
>> Xem thêm: Quẹt thẻ tín dụng là gì? Cách quẹt thẻ tín dụng trên máy POS
Một số mã giao dịch qua ví momo
Ví dụ về mã giao dịch
Một số ví dụ về mã giao dịch:
- FT123456789: Mã giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng.
- TT012345678: Mã giao dịch thanh toán hóa đơn.
- WD987654321: Mã giao dịch rút tiền tại ATM.
- PAY202311010001: Mã giao dịch thanh toán hóa đơn qua ví Momo.
- ZL12345678: Mã giao dịch chuyển tiền qua ZaloPay.
- VNPT12340987: Mã giao dịch thanh toán tiền điện qua VNPay.
- ORD1234567890: Mã giao dịch mua hàng trên Shopee.
- TXN5678901234: Mã giao dịch thanh toán trên Lazada.
Mã giao dịch tiếng Anh là gì?
Mã giao dịch tiếng Anh là Transaction code.
Mã giao dịch ngân hàng là gì?
Mã giao dịch ngân hàng là một chuỗi ký tự duy nhất được ngân hàng cung cấp sau khi khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền hoặc thanh toán thành công trên Internet Banking hoặc Mobile Banking.
Mã giao dịch thường bắt đầu bằng "FTxxxxx..." hoặc một tiền tố khác tùy từng ngân hàng, có phần số phía sau được gán tự động và là duy nhất, không trùng lặp với mã khác. Đây là thông tin cần được lưu giữ cẩn thận để có thể tra soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến giao dịch ngân hàng khi cần.
>> Xem thêm: Cách chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam đơn giản, nhanh chóng
Một số mã giao dịch ngân hàng
Mã giao dịch để làm gì?
Mã giao dịch có vai trò quan trọng trong các giao dịch tài chính, bao gồm:
- Nhận diện giao dịch: Xác nhận giao dịch đã hoàn thành.
- Thống kê giao dịch: Theo dõi các giao dịch của khách hàng trên hệ thống ngân hàng.
- Truy soát nhanh chóng: Kiểm tra và xử lý sự cố, ngăn ngừa thất thoát.
Ngoài ra, mã giao dịch cũng giúp phòng chống lừa đảo, khi nhiều đối tượng giả mạo giao dịch để gian lận.
Lộ mã giao dịch có sao không?
Không sao. Lộ mã giao dịch không gây rắc rối hay nguy hiểm, vì nó chỉ dùng để ngân hàng kiểm tra giao dịch.
Khi bạn chuyển tiền, nhân viên cửa hàng hoặc bạn có thể chụp màn hình giao dịch thành công, bao gồm mã giao dịch và gửi cho người nhận. Gửi ảnh chụp giao dịch giúp cả hai bên dễ theo dõi và giải quyết nhanh chóng nếu có sự cố.
Hướng dẫn cách tra mã giao dịch các ngân hàng
Tra cứu mã giao dịch Vietcombank
- Bước 1: Đăng nhập vào app VCB Digibank của Vietcombank.
- Bước 2: Ấn chọn nút chuông thông báo ở góc trên bên phải.
- Bước 3: Toàn bộ lịch sử giao dịch sẽ được hiện ra.
- Bước 4: Bạn click chọn giao dịch muốn tra cứu, mã giao dịch sẽ được hiển thị như hình.
Hướng dẫn tra cứu mã giao dịch Vietcombank
Tra cứu mã giao dịch BIDV
- Bước 1: Sau khi đăng nhập vào app của ngân hàng BIDV, bạn chọn mục Tài khoản thanh toán.
- Bước 2: Ở mục số dư khả dụng, chọn dấu mũi tên ngang qua.
- Bước 3: Thông tin mã giao dịch sẽ được hiển thị như hình minh họa.
Các bước tra cứu mã giao dịch BIDV
Tra cứu mã giao dịch VietinBank
- Bước 1: Sau khi đăng nhập vào app của ngân hàng VietinBank, chọn nút chuông thông báo ở góc dưới bên trái.
- Bước 2: Chọn mục Tra soát giao dịch.
- Bước 3: Bạn chọn tài khoản muốn tra soát giao dịch.
- Bước 4: Chọn thời gian muốn tra cứu mã giao dịch và chọn Áp dụng.
Cách tra cứu mã giao dịch VietinBank bước 1 - bước 4
- Bước 5: Các thông tin giao dịch sẽ hiển thị bên dưới.
- Bước 6: Chọn giao dịch muốn tra cứu mã, mã giao dịch sẽ được hiển thị ngay.
Cách tra cứu mã giao dịch VietinBank bước 5 & bước 6
Tra cứu mã giao dịch Agribank
- Bước 1: Bạn đăng nhập vào app của ngân hàng Agribank, chọn Lịch sử GD ở góc dưới bên phải.
- Bước 2: Tại đây, bạn tiến hành chọn tài khoản, chọn loại giao dịch, thời gian muốn tra cứu giao dịch và nhấn nút tìm kiếm.
- Bước 3: Sau khi nhấn tìm kiếm, danh sách toàn bộ các giao dịch của bạn sẽ hiển thị bên dưới.
- Bước 4: Bạn chọn giao dịch cần tra cứu, mã giao dịch sẽ hiển thị giúp bạn dễ dàng theo dõi.
Hướng dẫn tra cứu mã giao dịch Agribank
Tra cứu mã giao dịch MBBank
- Bước 1: Bạn đăng nhập vào app của ngân hàng MBBank.
- Bước 2: Chọn vào biểu tượng thông báo hình chuông ở góc trên bên phải.
- Bước 3: Chọn Biến động số dư, các thông tin giao dịch sẽ hiển thị bên dưới.
- Bước 4: Chọn giao dịch cần tra cứu mã để xem chi tiết.
Cách tra cứu mã giao dịch MB Bank
Tra cứu mã giao dịch TPBank
- Bước 1: Bạn đăng nhập vào app của ngân hàng TPBank.
- Bước 2: Chọn Tra cứu ở góc dưới bên phải màn hình trang chủ.
- Bước 3: Bạn chọn Tra cứu giao dịch, tất cả các giao dịch sẽ hiển thị phía dưới.
- Bước 4: Bạn chọn giao dịch cần tra cứu, mã giao dịch TPBank sẽ hiển thị ngay.
Cách tra cứu mã giao dịch TPBank
Tra cứu mã giao dịch Techcombank
- Bước 1: Bạn tiến hành đăng nhập vào app của ngân hàng Techcombank.
- Bước 2: Chọn Số dư hiện có.
- Bước 3: Các lịch sử giao dịch sẽ được hiển thị ngay phía dưới.
- Bước 4: Bạn chỉ cần chọn vào giao dịch muốn tra cứu, thông tin mã giao dịch Techcombank sẽ hiển thị cho bạn theo dõi.
Hướng dẫn tra cứu mã giao dịch Techcombank
Tra cứu mã giao dịch VPBank
- Bước 1: Bạn đăng nhập vào app của ngân hàng VPBank.
- Bước 2: Chọn mục Thông báo (biểu tượng hình chuông góc dưới, bên phải).
- Bước 3: Chọn Biến động số dư để xem toàn bộ lịch sử giao dịch.
- Bước 4: Bạn ấn vào giao dịch cần tra cứu, mã giao dịch sẽ hiển thị ngay.
Cách tra cứu mã giao dịch VPBank dễ dàng
Phân biệt mã giao dịch và mã xác thực OTP
Mã giao dịch (Mã FT) | Mã xác thực giao dịch (Mã OTP) | |
Định nghĩa | Mã được sinh ra sau khi giao dịch trích tiền thành công từ tài khoản/thẻ của khách hàng. | Mã bảo mật sử dụng một lần, được gửi trước khi giao dịch. |
Tên gọi khác | Mã FT | Mã OTP |
Mục đích | Là bằng chứng ghi nhận và chứng minh giao dịch trên hệ thống ngân hàng. | Xác nhận khách hàng có muốn thực hiện giao dịch hay không. |
Phát sinh | Sau khi giao dịch thành công | Trước khi giao dịch thành công |
Được phép để lộ | Có thể để lộ | Không được để lộ |
Thời hạn sử dụng | Lâu dài, lưu trữ trên hệ thống | Từ 30 đến 60 giây, sau đó mã hết tác dụng |
Độ dài | Thường dài, có dạng FTxxxxxxx (bao gồm chữ và số) hoặc dãy số | Thường ngắn, từ 6 đến 8 số ngẫu nhiên |
Độ bảo mật | Không phải mã bảo mật | Là hàng rào bảo mật cuối cùng khi thực hiện giao dịch online |
Câu hỏi thường gặp
Mã giao dịch điện tử là gì?
Mã giao dịch điện tử là dãy ký tự duy nhất được tạo ra theo nguyên tắc thống nhất, dùng để nhận biết và tra cứu các chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế.
Mã giao dịch lấy ở đâu?
Mã giao dịch được ngân hàng cấp ngay sau khi bạn hoàn tất giao dịch và lưu trữ thành công trên hệ thống.
Có mã giao dịch có tra cứu được không?
Được. Bạn có thể tra cứu toàn bộ thông tin của giao dịch chuyển tiền thông qua mã giao dịch, bao gồm thời gian, số tiền và tên người thụ hưởng.
Tóm lại, nắm rõ cách tra cứu mã giao dịch không chỉ giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý các vấn đề phát sinh. Hy vọng rằng bài viết của Tikop đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mã giao dịch và cách tra cứu nó tại các ngân hàng, giúp bạn tự tin hơn trong các giao dịch tài chính hàng ngày. Đừng quên theo dõi chuyên mục Tài chính cá nhân để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích!