Dịch vụ công là gì?
Khái niệm về dịch vụ công
Tại nghị định 32/2019/NĐ-CP đã có đề cập tới khái niệm “Dịch vụ công” cụ thể như sau:
“Là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện”.
Dịch vụ công (DVC) được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dân; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
Cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dân
Ví dụ về dịch vụ công
Để hình dung hơn, Dịch vụ công tại Việt Nam được chia thành 3 loại:
Dịch vụ sự nghiệp công,gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như: giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,…
Dịch vụ công ích, là các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai…
Dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…
Các loại dịch vụ công tiêu biểu
Dịch vụ công tiếng Anh là gì?
Dịch vụ công trong tiếng Anh được gọi là Public service.
Đặc điểm của dịch vụ công
Đặc điểm của dịch vụ công tại Việt Nam được thể hiện rõ qua ba đặc điểm sau đây:
Dịch vụ công là Những hoạt động thuộc trách nhiệm của Nhà nước, do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các chủ thể không phải là Nhà nước thực hiện;
Hoạt động được phân biệt với các hoạt động quản lý nhà nước, cũng như với các hoạt động thực thi công quyền nói chung.
Cung cấp những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của xã hội, xuất phát từ mục tiêu nhằm xây dựng một xã hội công bằng, ổn định và phát triển hài hoà. Đạt được sự thống nhất về nội dung trên đây về dịch vụ vấn đề dịch vụ công ở Việt Nam, phân biệt dịch vụ công với hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan công quyền, một vấn đề tưởng chừng như đã rõ ràng, nhưng thực tế lại không như vậy.
Dịch vụ công là những hoạt động thuộc trách nhiệm của Nhà nước
Có bao nhiêu dịch vụ công thiết yếu ở Việt Nam?
Hiện này có tổng 25 dịch vụ công thiết yếu được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia trong quá trình triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Cụ thể:
1. Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân
2. Cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân
3. Đăng ký thường trú
4. Đăng ký tạm trú
5. Khai báo tạm vắng
6. Thông báo lưu trú
7. Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy
8. Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội)
9. Đăng ký khai sinh
10. Đăng ký khai tử
11. Đăng ký kết hôn
12. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông
13. Thủ tục làm con dấu mới và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu
14. Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu
15. Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí
16. Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí
17. Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
18. Đăng ký thuế lần đầu, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân
19. Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ).
20. Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe
21. Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng
22. Cấp phiếu lý lịch tư pháp
23. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
24. Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (220/380V)
25. Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện
Các dịch vụ công thiết yếu tại Việt Nam mới nhất
Các hình thức cung ứng dịch vụ công phổ biến hiện nay
Cơ quan nhà Nước trực tiếp cung ứng dịch vụ công
Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng trực tiếp các dịch vụ công đối với các dịch vụ liên quan đến an ninh quốc gia và lợi ích chung của đất nước mà chỉ cơ quan công quyền mới có đủ tư cách pháp lý thực hiện..
Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng trực tiếp các dịch vụ công
Nhà nước ủy quyền dịch vụ công cho thị trường
Thực hiện ủy quyền
Nhà nước thực hiện ủy quyền cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ cung ứng một số dịch vụ công mà nhà nước có trách nhiệm đảm bảo và nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân hay tổ chức phi chính phủ cần tuân thủ các điều kiện do nhà nước quy định.
Tư nhân hóa dịch vụ công
Nhà nước bán phương tiện và quyền chi phối của mình đối với một dịch vụ nào đó cho tư nhân nhưng vẫn giám sát và đảm bảo lợi ích công bằng pháp luật.
Tư nhân thực hiện dịch vụ công nhưng vẫn do Nhà nước quản lý
Hợp doanh hoặc liên doanh cung ứng dịch vụ công
Hình thức này giúp nhà nước giảm phần đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dịch vụ công mà vẫn tham gia trực tiếp vào việc quản lý các dịch vụ này nhằm bảo đảm các lợi ích chung.
Hợp đồng mua ngoài
Là việc nhà nước mua dịch vụ công từ khu vực tư nhân đối với các dịch vụ mà tư nhân có thể làm tốt và giảm được số lượng lao động dịch vụ trong cơ quan nhà nước như: bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, chữa cháy, phương tiện tin học,…
Vai trò của dịch vụ công trong nền kinh tế thị trường
Dịch vụ công có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề chung liên quan đến cuộc sống của tất cả các thành viên trong cộng đồng, thể hiện qua các lĩnh vực cơ bản sau:
Thực hiện duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội như quốc phòng, an ninh, ngoại giao.
Bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự hoạt động mua bán trên thị trường bằng việc xây dựng và thực thi các thể chế kinh tế thị trường.
Cung cấp các tiện ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xã hội bao gồm: bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, giao thông công cộng, thông tin, thư viện công cộng,..
Quản lý tài nguyên và tài sản công công như quản lý tài sản nhà nước, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,…
Thực hiện bảo vệ quyền công dân và quyền của con người.
Thông qua cung ứng dịch vụ công, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để đảm bảo quyền dân chủ và các quyền hợp pháp khác của công dân. Nhà nước chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là trách nhiệm cuối cùng trong việc cung ứng đầy đủ số lượng, chất lượng dịch vụ công bao gồm các dịch vụ công do nhà nước tiến hành trực tiếp hay thông qua các tổ chức, cá nhân khác. Nhà nước cũng chịu trách nhiệm đảm bảo tính công bằng, bình đẳng cho công dân trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu trên cơ sở đó học tập, làm việc, nâng cao mức sống của bản thân và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của xã hội.
Một trong những lợi ích của dịch vụ công là Cung cấp các tiện ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xã hội
Tại sao phải đăng ký dịch vụ công?
Sử dụng cổng dịch vụ công Quốc gia có rất nhiều tiện ích trong sử dụng. Một số tiện ích có thể kể đến khi đăng ký và sử dụng dịch vụ công như:
Thứ nhất, có thể tiến hành tra cứu thông tin, dịch vụ công các ngành, lĩnh vực, các địa phương tại cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Thứ hai, đề nghị hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.
Thứ ba, thực hiện khiếu nại thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Thứ tư, có thể thực hiện thủ tục hành chính tại nhiều tỉnh, thành phố chỉ cần khai báo 1 lần trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Thứ tư, sử dụng tài khoản của các ngân hàng, trung gian thanh toán để thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; dịch vụ công.
Thứ năm là đánh giá sự hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính.
Sử dụng Cổng Dịch vụ công Quốc gia để đăng ký dịch vụ công
Các câu hỏi thường gặp về dịch vụ công
Dịch vụ công trực tuyến là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP thì dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
Hiện nay có hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến không?
Hiện nay bạn có thể đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên trang web Cổng dịch vụ công Quốc gia tại https://dichvucong.gov.vn/
Dịch vụ công có bao nhiêu loại?
Dịch vụ công có 3 loại:
Dịch vụ công trong lĩnh vực công ích.
Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp.
Tại sao phải cung cấp dịch vụ công?
Cung cấp dịch vụ công để phục vụ nhu cầu, lợi ích chung cho toàn xã hội; bảo đảm để tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ công gồm những gì?
Dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng.
Qua bài viết trên, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu thông tin vê thuật ngữ dịch vụ công là gì và những lợi ích khi đăng ký dịch vụ công. Tham khảo các chuyên mục Kiến thức tài chính của Tikop để đón đọc thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác nhé!