CHÚNG TA ĐÃ TỪNG CÓ NHỮNG CON HEO TIẾT KIỆM…
Nhưng càng lớn thì thói quen đó dần mất đi. Mặc dù kiếm được nhiều tiền hơn, thu nhập cao hơn,... nhưng ít ai có suy nghĩ đến việc tiết kiệm vì hầu như đều có xu hướng làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, sao cho cuộc sống hiện tại được thoải mái nhất.
Không giống như số đông chúng ta, người giàu vẫn tiếp tục duy trì thói quen sống tiết kiệm như ngày còn nhỏ. Thậm chí ở một cách thông mình hơn là tìm cách quản lý tài sản, tiết kiệm, đầu tư,... để tiền sinh ra tiền. Đây là lý do người giàu ngày càng giàu và con đường đi đến tự do tài chính của họ lại nhanh hơn người nghèo.
CHÚ HEO THỨ NHẤT - TỪ THIỆN
Một trong những đặc quyền mà người giàu chính là khả năng giúp đỡ người xung quanh về cả vật chất lẫn tinh thần. Chú heo thứ nhất của người giàu mang một ý nghĩa nhân văn rất lớn về quy luật cho và nhận. Vì vậy, hành động này không hề vô nghĩa, họ cho đi đồng tiền do chính mình làm ra và nhận lại tình cảm, sự cảm mến, biết ơn từ người nhận.
Tuy nhiên có phải “ai giàu cũng làm từ thiện” đúng nghĩa. Tất nhiên là không. Sẽ có những kẻ giàu làm từ thiện chỉ là việc phụ, mưu cầu lợi ích, danh tiếng mới là chính. Và dĩ nhiên, đứng ở góc nhìn khách quan thì trường hợp này là không ít và sẽ bị xã hội lên án, phê phán.
CHÚ HEO THỨ 2 - TIẾT KIỆM
Chú heo thứ 2 mà người giàu dùng để quản lý tài sản chính là Tiết kiệm. Cuộc sống có vô vàn thứ xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được. Bệnh tật, ốm đau, tai nạn hay đơn giản như đợt dịch Covid-19 vừa qua đã khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, người giàu đã sớm ý thức được những điều này và biết cách lo lắng cho tương lai bằng những khoản tiết kiệm. Là những khoản tiền dành dụm cho những ngày “túng quẫn” bỗng nhiên ập đến không ai ngờ, hay còn gọi là quỹ đảm bảo để có một tương lai an toàn.
Vậy tại sao chúng ta không học cách người giàu nuôi heo tiết kiệm. Bản thân họ giàu, họ tiêu tiền không phải nghĩ nhưng vẫn suy nghĩ về tương lai vậy tại sao chúng ta không?
- Thứ nhất là tiền gửi tiết kiệm. Chúng ta đừng có ham lãi suất của ngân hàng nhỏ để vào bởi vì nhớ rằng đây là khoản để dành của cả gia đình. Hơn thế, việc gửi tiết kiệm ở Việt Nam hiện nay còn có khoản đảm bảo là 125 triệu cho khách hàng phòng trường hợp ngân hàng phá sản.
- Thứ 2 là mua bảo hiểm sức khỏe.
- Thứ 3, đóng bảo hiểm xã hội. Hãy lựa chọn một công ty, doanh nghiệp có đầy đủ chế độ phúc lợi và bảo hiểm để làm việc. Nếu đóng bảo hiểm từ trên 1 năm trở lên, chúng ta sẽ được hưởng 60% bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc.
- Thứ 4 bạn cũng có thể cân nhắc đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, vàng hay chứng chỉ quỹ,... nếu muốn nhưng những loại hình này đòi hỏi phải có kiến thức, chuyên môn cũng như mức độ chấp nhận rủi ro.
CHÚ HEO THỨ 3 - ĐẦU TƯ
Chú heo thứ 3 mà người giàu dùng để quản lý tài sản đó chính là đầu tư. Chú heo từ thiện để giúp đỡ người nghèo, chú heo tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro trong tương lai cho chính mình và cuối cùng là chú heo đầu tư để xây dựng và phát triển tài sản.
Trong bất kỳ hoàn cảnh và thời điểm nào, tư duy làm giàu của người giàu cũng không hề thay đổi, chỉ có đầu tư sinh lợi nhuận thì tiền mới đẻ ra tiền. Chúng ta không nên thỏa mãn quá với những gì đang có, phải biết nhìn về cả một tương lai dài phía trước như người giàu. Đó là việc không ngừng suy nghĩ và hành động để làm sao gia tăng tài sản cho bản thân và gia đình. Chính vì vậy chú heo đầu tư là một trong những khoản không thể bỏ qua.
Lợi ích của việc đầu tư:
- Giúp chúng ta sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi chưa dùng đến thay vì chỉ để chúng nằm im không có giá trị.
- Hạn chế được thói quen chi tiêu không có kế hoạch khi có nhiều khoản tiền nhàn rỗi trong tay.
- Tiền sinh tiền, gia tăng tài sản, thu nhập cho chính chúng ta để trang trải cuộc sống, có thêm tiền cho vào heo từ thiện và heo tiết kiệm cũng như làm những điều mình thích, mong muốn.
- Đầu tư sinh lời để hướng đến một tương lai tự do tài chính, an nhàn hưởng già thay vì việc hiện tại làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu để khi về hưu không có tiền dưỡng già, chi trả sinh hoạt, y tế,....
Trên đây là những chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm cá nhân cũng như kiến thức tham khảo từ cuốn sách Dạy con làm giàu - phần 9. Hy vọng nó sẽ bổ ích và thiết thực với mọi người.