Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Gas fee là gì? 7 điều cần biết về phí gas khi giao dịch hiện nay

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

26/09/2024

Gas fee (phí gas) là một khoản phí phải trả để thực hiện các giao dịch hoặc thực hiện các hợp đồng thông minh trên các blockchain, đặc biệt là Ethereum. Vậy cụ thể Gas fee là gì? Làm thế nào để tối ưu gas fee khi đầu tư Crypto? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Gas fee là gì?

Khái niệm

Gas fee (Phí gas) là khoản tiền hoặc đơn vị token mà người dùng cần trả khi thực hiện một giao dịch hoặc một hoạt động smart contract trên blockchain. Trong đó, Gas là một đơn vị đặc biệt, thường dùng để đo lường mức độ hoạt động trên nền tảng blockchain. Giao dịch càng phức tạp thì Gas fee cũng sẽ cao hơn.

Thực tế, Gas fee không được tính theo giá trị tài sản như ETH mà thường được tính bằng ETH nhưng hiển thị dưới dạng gas price (giá của mỗi đơn vị gas).

Gas fee (Phí gas) là vấn đề quan trọng khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch tiền điện tử

Gas fee (Phí gas) là vấn đề quan trọng khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch tiền điện tử

Phân biệt các loại phí Gas

Có hai loại phí gas phổ biến là gas limit (Hạn mức gas) và gas price (Giá gas). Cụ thể: 

 

Gas limit (hạn mức gas)

Gas price (giá gas)

Khái niệm

Là lượng gas tối đa mà người dùng sẵn sàng chi trả cho hoạt động giao dịch hoặc thực hiện chức năng trên blockchain.

Là khoản phí mà người dùng sẵn sàng chi trả cho mỗi đơn vị gas.

Tính chất

Thời gian và hình thức giao dịch có thể ảnh hưởng đến giá trị của gas limit.

Theo đó, nếu thực hiện một giao dịch hoặc hành động thì người dùng cần đặt một gas limit cao để đảm bảo giao dịch có đủ năng lượng để hoàn thành, tránh bị “hết gas” khiến giao dịch bị hủy.

Hầu hết nền tảng blockchain đều áp dụng cơ chế đấu giá để ưu tiên giao dịch xử lý trước.

Theo đó, validators/miners sẽ tìm kiếm và lựa chọn các giao dịch có Gas Price cao nhất.

Quyết định bởi người dùng

Người dùng tự quyết định gas limit, tuy nhiên nếu đặt mức gas limit quá thấp thì giao dịch có thể không được xử lý hoặc bị hủy.

Người dùng có thể tự chọn giá Gas khi tạo giao dịch. Nếu giá gas cao nghĩa là việc giao dịch sẽ được xử lý nhanh hơn, nhưng cũng làm tăng tổng chi phí giao dịch.

Lấy ví dụ giao dịch blockchain như một buổi gọi điện quốc tế:

  • Gas Fee tương tự phí cuộc gọi bạn phải trả để cuộc gọi quốc tế có thể diễn ra.

  • Gas Limit là thời gian bạn muốn gọi điện, bạn có thể giới hạn cuộc gọi trong một khoảng thời gian nhất định hoặc gọi bao lâu tùy thích.

  • Gas Price là phí mỗi phút gọi, giống như mỗi phút bạn gọi sẽ có một mức phí nhất định.

Như vậy, phí gọi quốc tế là 3.000đ/phút. Với blockchain Ethereum, Gas Price có thể tương đương với 20 Gwei cho mỗi đơn vị gas.

Nếu bạn muốn gọi 100 phút với giá 3.000đ/phút, tổng phí là:100 phút x 3.000đ = 300.000đ.

Tương tự, nếu bạn cần 20.000 đơn vị gas với giá 20 Gwei/gas, tổng phí sẽ là:20.000 đơn vị gas x 20 Gwei = 400.000 Gwei.

Tại sao cần có Gas fee?

Gas fee là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự hoạt động và bảo mật của blockchain, đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả. Chi tiết:

  • Duy trì hoạt động của mạng lưới: Gas fee là phần thưởng dành cho các thợ đào (miners) hoặc validator, những người xác thực giao dịch trên blockchain. Phí này khuyến khích họ thực hiện công việc xác thực một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo mạng lưới hoạt động liên tục.

  • Ưu tiên giao dịch: Các giao dịch có phí Gas cao hơn thường được ưu tiên xử lý trước. Điều này giúp đảm bảo rằng những giao dịch quan trọng được thực hiện nhanh chóng.

  • Kích thích các Node: Mạng blockchain hoạt động nhờ vào các node (nút) - những máy tính tham gia vào việc xác thực giao dịch. Phí Gas là một phần thưởng khuyến khích các node thực hiện công việc này.

  • Ngăn chặn spam và tấn công DDoS (Distributed Denial-of-Service): Nếu không có Gas fee, người dùng có thể gửi hàng ngàn giao dịch không có giá trị nhằm gây tắc nghẽn mạng lưới, dẫn đến một dạng tấn công DDoS. Việc yêu cầu trả gas fee đảm bảo rằng mỗi giao dịch đều phải có một chi phí, làm giảm động lực cho các cuộc tấn công như vậy.

Gas fee là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự hoạt động và bảo mật của blockchain

Gas fee là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự hoạt động và bảo mật của blockchain

Cách tính phí Gas

Fee gas (phí gas) được tính bằng công thức:

Gas Fee = Gas Limit x Gas Price

Trong đó:

  • Gas limit (Hạn mức gas): Là lượng gas tối đa mà người dùng sẵn sàng chi trả cho hoạt động giao dịch hoặc thực hiện chức năng trên blockchain.

  • Gas Price (Giá gas): Là khoản phí mà người dùng sẵn sàng chi trả cho mỗi đơn vị.

Ví dụ: Giả sử bạn thực hiện một giao dịch với Gas Limit là 30,000 đơn vị gas và Gas Price là 15 Gwei/gas.

Tính phí gas: Gas Fee = 30,000 × 15 = 450,000 Gwei = 0.00045 ETH.

Vậy tổng phí gas mà bạn phải trả cho giao dịch này là 450,000 Gwei hay 0.00045 ETH.

Công thức tính phí Gas

Công thức tính phí Gas

Chi tiết phí Gas (Gas fee) trên các nền tảng Blockchain

Thực tế, khi giao dịch blockchain trên một nền tảng bất kỳ thì nhà đầu tư sẽ trả Gas fee bằng coin của blockchain đó. Nghĩa là khi thực hiện giao dịch hay muốn chuyển token ở blockchain nào, người dùng sẽ dùng chính đồng coin gốc của blockchain đó để trả phí giao dịch.

Dưới đây là chi tiết phí gas của một số nền tảng blockchain phổ biến để bạn tham khảo:

Logo/Blockchain

Tên Blockchain

Tên Token

Ký hiệu

Chuẩn Token

Ethereum

Ethereum

Ether

ETH

ERC20, ERC721

Binance Smart Chain

Binance Smart Chain

Binance Coin

BNB

BEP20, BEP721

Huobi ECO Chain

Huobi ECO Chain

Huobi Token

HT

ERC20

Solana

Solana

Solana

SOL

SPL

Avalanche C-Chain

Avalanche

Avalanche

AVAX

ERC20

TRON

TRON

TRON

TRX

TRC10, TRC20, TRC21

Polygon

Polygon

Matic

MATIC

ERC20

Fantom

Fantom

Fantom

FTM

ERC20

xDai

xDai

xDai

XDAI

ERC20

Terra

Terra

LUNA

LUNA

DENOM

Chi tiết phí Gas (Gas fee) trên các nền tảng Blockchain

Chi tiết phí Gas (Gas fee) trên các nền tảng Blockchain

Vai trò, ảnh hưởng của Gas fee với thị trường Blockchain

Vai trò của Gas Fee

  • Hệ thống phí gas khuyến khích các node tham gia tích cực vào việc bảo mật mạng lưới, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận và tấn công.

  • Gas fee giúp điều tiết lưu lượng giao dịch trên các nền tảng Blockchain, khi mạng lưới quá tải, phí gas sẽ tự động tăng lên. Điều này giúp giảm tải cho mạng lưới và đảm bảo các giao dịch được xử lý một cách hiệu quả.

  • Phí gas giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS) bằng cách yêu cầu người dùng phải trả phí để thực hiện giao dịch. Điều này làm cho các cuộc tấn công trở nên tốn kém và khó thực hiện hơn.

Ảnh hưởng của Gas fee đối với tính phi tập trung

Gas Fee ảnh hưởng lớn đến tính phi tập trung của thị trường Blockchain, cụ thể:

  • Khuyến khích tính dân chủ: Mức phí gas được xác định bởi thị trường, tạo điều kiện cho sự cạnh tranh giữa người gửi giao dịch với nhau. Điều này đảm bảo rằng không có một thực thể nào có thể độc quyền mạng lưới bằng cách gửi một lượng lớn giao dịch với phí gas thấp.

  • Ngăn chặn spam: Phí gas hoạt động như một rào cản ngăn chặn các hành vi spam và tấn công mạng. Bằng cách yêu cầu người dùng trả phí để thực hiện giao dịch, các cuộc tấn công trở nên tốn kém hơn và khó thực hiện hơn.

  • Không phụ thuộc vào đơn vị tổ chức hay cơ quan: Gas fee giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào các đơn vị tổ chức khác nhau, từ đó cũng tăng tính minh bạch cho hệ thống Blockchain.

Ảnh hưởng của Gas Fee đối với tính phi tập trung

Ảnh hưởng của Gas Fee đối với tính phi tập trung

Gas fee ảnh hưởng tới DApp (Ứng dụng phi tập trung)

Gas fee đóng vai trò quan trọng đối với DApp (ứng dụng phi tập trung), bao gồm:

  • Gas fee tạo nguồn thu nhập duy trì và phát triển cho DApp, theo đó người dùng sẽ chi trả chi phí này nhằm đảm bảo tính ổn định của ứng dụng.

  • Gas fee tạo điều kiện cho cộng đồng DApp phát triển.

  • Gass fee giúp quản lý tài nguyên mạng bằng cách đặt ngưỡng chi phí, hạn chế tình trạng quá tải, bảo vệ mạng lưới.

Mẹo giúp tiết kiệm phí Gas khi giao dịch hiệu quả

Tối giản các bước giao dịch

Tối giản các bước giao dịch là một trong những cách hiệu quả nhất để tiết kiệm phí gas. Các giao dịch phức tạp đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán hơn, khiến validators/miners phải xử lý nhiều công việc hơn để xác thực giao dịch của bạn, đồng nghĩa với việc tốn nhiều Gas fee hơn. 

Vì thế, bằng cách giảm thiểu số lượng hoạt động trong một giao dịch, bạn sẽ giảm tải cho mạng lưới và do đó, Gas fee của bạn cũng sẽ giảm theo. 

>>> Xem thêm: Sàn MEXC là gì? Cách tạo tài khoản, giao dịch trên sàn MEXC chi tiết

Hạn chế giao dịch vào giờ cao điểm

Gas Price thường biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu giao dịch, sự kiện đặc biệt, độ phức tạp của giao dịch và kích thước khối. Khi nhu cầu giao dịch tăng cao, Gas Price cũng sẽ tăng theo. Để tối ưu hóa chi phí, bạn nên hạn chế giao dịch vào những giờ cao điểm - thời điểm Gas Price quá cao. 

Thiết lập Gas Limit hợp lý

Là lượng gas tối đa mà người dùng sẵn sàng chi trả cho hoạt động giao dịch hoặc thực hiện chức năng trên blockchain. Bằng cách đặt mức Gas Limit vừa đủ, bạn chỉ phải trả phí cho lượng gas thực sự sử dụng. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn tránh tình trạng giao dịch bị hủy do hết gas. Để xác định mức Gas Limit phù hợp, bạn có thể dùng một số website hỗ trợ như BSCscan cho Binance Smart Chain hay EtherScan cho Ethereum.

>>> Xem thêm: Launchpad là gì trong crypto? Tìm hiểu về Launchpad đầy đủ, chi tiết

Tránh nhầm lẫn Gas Price/Gas Limit với số token mà bạn muốn giao dịch

Để tránh lãng phí phí gas, bạn cần đặc biệt chú ý không nhầm lẫn giữa Gas Price/Gas Limit với số lượng token muốn giao dịch. Nhiều người thường tập trung vào việc nhập đúng số lượng token mà quên kiểm tra lại các thông số về gas. Điều này có thể dẫn đến việc bạn phải trả phí gas cao hơn nhiều so với dự kiến. Vì thế, hãy luôn kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin giao dịch trước khi xác nhận để đảm bảo rằng mọi thứ đều chính xác.

Theo dõi biến động Gas fee

Phí gas thường biến động theo thời gian và phụ thuộc vào tình hình mạng lưới. Khi nhu cầu giao dịch tăng cao, phí gas cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, việc theo dõi sát sao biến động phí gas sẽ giúp bạn xác định được những khoảng thời gian phí gas thấp nhất để thực hiện giao dịch.

Mẹo giúp tiết kiệm phí Gas khi giao dịch hiệu quả

Mẹo giúp tiết kiệm phí Gas khi giao dịch hiệu quả

Gợi ý các công cụ kiểm tra Gas fee

Các trang blockchain explorer

Bạn có thể kiểm tra Gas fee theo thời gian thực thông qua các trang blockchain explorer như:

  • Etherscan: Dành cho mạng lưới Ethereum.

  • BscScan: Dành cho mạng lưới Binance Smart Chain (BSC).

  • Polygonscan: Dành cho mạng lưới Polygon.

L2 Fees

L2 Fees là một nền tảng trực tuyến cung cấp thông tin chi tiết, cập nhật về phí giao dịch (Gas fee) trên các blockchain Layer 2 (L2) được xây dựng trên Ethereum. L2 Fees giúp bạn theo dõi hoạt động trên mạng và nắm bắt cơ hội nhận airdrop từ các dự án tiềm năng như zkSync, Starknet,... Từ đó, L2 Fees giúp người dùng tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa trải nghiệm khi sử dụng các mạng L2.

L2 Fees là công cụ theo dõi gas fee

L2 Fees là công cụ theo dõi gas fee

CoinTool

CoinTool là một nền tảng trực tuyến, hoạt động như một "công cụ đa năng" dành cho người dùng tiền điện tử. CoinTool sở hữu nhiều tính năng như kiểm tra giá token/NFT, kiểm tra smart contract, theo dõi Gas fee, tổng hợp Airdrop, Revoke token,... Ngoài ra, CoinTool giúp nhà đầu tư theo dõi phí giao dịch trên hơn 30 blockchain khác nhau, giúp bạn tối ưu hóa chi phí giao dịch.

Những câu hỏi thường gặp

Phí gas ETH là gì?

Phí gas ETH là một khoản phí mà người dùng phải trả để thực hiện giao dịch hoặc tương tác với các hợp đồng thông minh trên mạng lưới Ethereum. Nói cách khác, đây là "chi phí nhiên liệu" để các giao dịch của bạn được xác nhận và đưa vào blockchain.

Tại sao Gas fee thay đổi?

Phí gas trên các mạng blockchain, đặc biệt là Ethereum, luôn có sự biến động. Điều này là do nhiều yếu tố ảnh hưởng như tình hình mạng lưới, độ phức tạp của giao dịch, nhu cầu thị trường, chính sách của các sàn giao dịch,...

Gas fee cao có ảnh hưởng gì?

Gas fee cao thì giao dịch sẽ được xử lý nhanh hơn và ưu tiên hơn trên mạng lưới, nhưng cũng làm tăng tổng chi phí của giao dịch.

Trên đây là toàn bộ về thông tin về Gas fee là gì và các mẹo tiết kiệm phí gas khi giao dịch để bạn tham khảo, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại phí gas này. Ngoài ra, đừng quên truy cập chuyên muc Các kênh đầu tư khác tại Tikop.vn thường xuyên để cập nhật kiến thức đầu tư mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Crypto là gì? Các thông tin về thị trường tiền ảo mà nhà đầu tư cần biết

CÁC KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC

Crypto là gì? Các thông tin về thị trường tiền ảo mà nhà đầu tư cần biết

Crypto là gì? hay tiền điện tử là gì? hoặc đầu tư thế nào thì sẽ hiệu quả nhất? Đây là các câu hỏi cũng như thắc mắc mà hầu hết tất cả nhà đầu tư đều đang quan tâm đến. Vậy trong thông tin của bài viết sau đây, Tikop sẽ giúp các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về các khái niệm tiền điện tử và những kiến thức cần biết trước khi tiến hành đầu tư.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024

Bảo hiểm du lịch quốc tế là gì? Mua bảo hiểm du lịch quốc tế ở đâu?

CÁC KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC

Bảo hiểm du lịch quốc tế là gì? Mua bảo hiểm du lịch quốc tế ở đâu?

Bảo hiểm du lịch quốc tế là một giấy tờ quan trọng bắt buộc trong bộ hồ sơ xin VISA. Vậy Bảo hiểm du lịch quốc tế là gì? Mua bảo hiểm du lịch quốc tế ở đâu? Tham khảo bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

12/06/2024

Entrepreneurship là gì? Phân biệt Entrepreneurship và Startup chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Entrepreneurship là gì? Phân biệt Entrepreneurship và Startup chi tiết

Entrepreneurship là xu hướng đầu tư kinh doanh phát triển nhanh chóng gần đây, đặc biệt là những người trẻ. Vậy Entrepreneurship là gì? Phân biệt Entrepreneurship và Startup chi tiết. Tham khảo bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

20/06/2024

Sàn MEXC là gì? Cách tạo tài khoản, giao dịch trên sàn MEXC chi tiết

CÁC KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC

Sàn MEXC là gì? Cách tạo tài khoản, giao dịch trên sàn MEXC chi tiết

MEXC là một sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng toàn cầu. Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết sàn MEXC là gì và cách tạo tài khoản giao dịch trên sàn MEXC ngay say đây nhé!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

20/06/2024