Visa là gì?
Visa (thị thực hoặc thị thực nhập cảnh) là một loại giấy phép nhập cảnh được cấp bởi chính quyền của một quốc gia cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước đó một cách hợp pháp với mục đích du lịch, công việc, học tập hoặc cư trú.
Visa là giấy tờ phổ biến khi bạn nhập cảnh vào một quốc gia nào đó
Khi nào cần xin Visa?
Một người cần xin visa khi muốn nhập cảnh vào một quốc gia khác, mà tại quốc gia đó chưa có chính sách miễn visa cho các công dân Việt Nam. Hiện nay, phần lớn các quốc gia đều yêu cầu công dân Việt Nam nhập cảnh phải có visa (trừ một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, Châu Mỹ và Châu Đại Dương). Nên khi bạn nhập cảnh nước ngoài để đi du lịch, đi học, xuất khẩu lao động hay thăm người thân thì bắt buộc bạn cần xin visa.
Visa cần thiết khi bạn nhập cảnh vào nước ngoài
Thời hạn Visa bao lâu?
3.1 Thời gian làm Visa
Thực tế, mỗi quốc gia sẽ có quy định về thời gian làm visa khác nhau, ví dụ ở những nước đang phát triển thuộc Châu Âu thì thời gian sẽ lâu hơn. Dưới đây là chi tiết về thời gian làm visa đối với từng khu vực để bạn có thể tham khảo:
Visa Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Italia, Na Uy, Áo, Hungary, Phần Lan, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bungary: 15 ngày
Visa Canada: 21 ngày
Visa Úc: 5 - 19 ngày
Visa Dubai: 10 ngày
Visa Nhật Bản: 10 - 15 ngày
Visa Hà Quốc: 5 - 10 ngày
Visa Đài Loan: 8 - 10 ngày
Visa Mỹ: 6 ngày
Visa Qatar: 5 ngày
Visa Trung Quốc: 15 ngày (Việt Nam) và 4 ngày (người nước ngoài)
Visa Myanmar: 5 ngày
Visa Thái Lan: 2 - 3 ngày
Visa Cambodia: 1 ngày
Thời hạn làm visa ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau
3.2 Thời hạn sử dụng Visa
Thời hạn visa là khoảng thời gian quy định mà người nước ngoài có quyền tạm trú ở quốc gia bất kỳ. Khi đó, thời hạn của visa Việt Nam được quy định dựa vào mục đích sử dụng của chúng. Cụ thể:
Thời hạn của visa đầu tư
Thời hạn của các visa đầu tư sẽ bao gồm:
Visa ĐT1: Thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) đối với visa, không quá 10 năm đối với thẻ cư trú của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, người đại diện có vốn góp giá trị từ 100 tỷ VNĐ trở lên.
Visa ĐT2: Thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) đối với visa. Và không quá 5 năm đối với thẻ tạm trú được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có vốn góp giá trị từ 50 tỷ VNĐ - 100 tỷ VNĐ.
Visa ĐT3: Thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) đối với visa. Và không quá 3 năm đối với thẻ tạm trú cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có vốn góp giá trị từ 3 tỷ VNĐ - 50 tỷ VNĐ.
Visa ĐT4: Thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có vốn góp giá trị dưới 3 tỷ.
Thời hạn của visa doanh nghiệp
Đối với visa doanh nghiệp thì sẽ có thời hạn 3 tháng (90 ngày) được cấp cho người nước ngoài làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của Pháp luật Việt Nam hoặc người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại mà Việt Nam là thành viên.
Visa doanh nghiệp có thời hạn 3 tháng (90 ngày)
Thời hạn của visa lao động
Visa lao động thì sẽ có thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) đối với visa và 2 năm (24 tháng) đối với xin thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp phép lao động hoặc thuộc diện phải có giấy phép lao động.
Thời hạn visa dành cho tổ chức nước ngoài, cơ quan ngoại giao
Dưới đây là chi tiết thời hạn visa dành cho tổ chức cơ quan nước ngoài, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam:
Visa NN1: Thời hạn không quá 1 năm (12 tháng), cấp cho trưởng văn phòng đại diện, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Visa NN2: Thời hạn không quá 1 năm (12 tháng), cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa hoặc chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
Visa NN3: Thời hạn không quá 1 năm (12 tháng), cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, chi nhánh thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện.
Visa NG1: Thời hạn không quá 1 năm (12 tháng), cấp cho thành viên khách mời của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Quốc hội.
Visa NG2: Thời hạn không quá 1 năm (12 tháng), cấp cho thành viên khách mời của Phó Chủ tịch nước, phó Thủ tướng Chính phủ,...
Visa NG3: Thời hạn không quá 1 năm (12 tháng), cấp cho các thành viên cơ quan đại diện lãnh sự, ngoại giao, đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc.
Thời hạn visa khác
Ngoài những thời hạn visa phổ biến ở trên thì còn có một số visa khác dành cho người nước ngoài đến Việt Nam như:
Visa LS: Thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng) đối với visa và 2 năm (24 tháng) đối với thẻ xin tạm trú. Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
Visa DL: Thời hạn tối đa 3 tháng (90 ngày), được cấp cho khách du lịch đến Việt Nam.
Visa EV: Thị thực điện tử có thời hạn 1 tháng (30 ngày)
Mỗi loại visa khác nhau sẽ có thời hạn khác nhau
Các loại Visa phổ biến hiện nay
Hiện nay, có nhiều loại visa phổ biến được cung cấp bởi các quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số loại visa phổ biến để bạn có thể tham khảo:
Visa du lịch: Là visa cho phép người nước ngoài thăm và du lịch tại một quốc gia trong khoảng thời gian cụ thể.
Visa du học: Là visa được cấp cho người nước ngoài đang có kế hoạch học tập tại một trường đại học, trung học hoặc trung tâm đào tạo trong một quốc gia.
Visa thăm thân: Là loại visa cho phép người nước ngoài thăm thân, gia đình hoặc bạn bè đang sống trong một quốc gia nhất định bằng những giấy tờ, tài liệu hợp pháp.
Visa công tác (thương mại): Là loại visa được cấp cho người nước ngoài để thực hiện các hoạt động công việc, kinh doanh hoặc thương mại tại một quốc gia khác.
Visa lao động: Là loại visa dành cho người nước ngoài đến với mục đích làm việc, thực tập.
Có rất nhiều loại visa khác nhau
So sánh Visa và Hộ chiếu
Giống nhau: Cả visa và hộ chiếu đều là giấy tờ cần có khi di chuyển quốc tế. Đồng thời, cả hộ chiếu và visa đều được cấp phép và kiểm soát bởi chính quyền của một quốc gia.
Bảng so sánh điểm khác biệt giữa Visa và Hộ chiếu:
Visa | Hộ chiếu | |
Định nghĩa | Visa là một loại giấy phép nhập cảnh được cấp bởi chính quyền của một quốc gia cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước đó một cách hợp pháp. | Hộ chiếu là một tài liệu chứng minh danh tính và quốc tịch của một người, được cấp bởi chính phủ quốc gia và cho phép được xuất cảnh khỏi đất nước và nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. |
Chức năng | Visa cho phép người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú trong một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể. Visa xác định mục đích du lịch, công việc, học tập hoặc cư trú và thường được yêu cầu trước khi nhập cảnh vào một số quốc gia. | Hộ chiếu chứng minh danh tính và quốc tịch của người mang nó và cho phép người mang hộ chiếu này di chuyển qua biên giới và nhập cảnh vào các quốc gia khác. Hộ chiếu cần có để được kiểm soát và ghi lại thông tin khi di chuyển quốc tế. |
Quy trình cấp | Để có được visa, người nước ngoài cần nộp đơn xin visa và thực hiện các thủ tục tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia cần đến. Quy trình cấp visa có thể yêu cầu phỏng vấn, cung cấp thông tin cá nhân, chứng minh tài chính và đáp ứng các yêu cầu đặc thù của quốc gia đó. | Để có được hộ chiếu, cần nộp đơn xin hộ chiếu tại cơ quan chức năng của quốc gia nơi họ có quốc tịch. Quy trình cấp hộ chiếu bao gồm thu thập thông tin cá nhân, chứng minh nhân thân và xử lý hồ sơ. Hộ chiếu là tài liệu cần có để được cấp visa, không có hộ chiếu thì sẽ không được cấp visa. |
Hiệu lực | Visa có thời hạn xác định và chỉ cho phép người nước ngoài lưu trú và nhập cảnh vào quốc gia đích trong khoảng thời gian quy định. | Hộ chiếu có thời hạn sử dụng thông thường là 10 năm (tùy thuộc vào quốc gia cấp). Người mang hộ chiếu có thể sử dụng nó để di chuyển và nhập cảnh vào nhiều quốc gia khác nhau trong thời gian hiệu lực. |
Visa và hộ chiếu khác nhau như thế nào?
Thủ tục xin cấp Visa theo quy định hiện nay
Mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sẽ có yêu cầu, quy định khác nhau về thủ tục xin cấp visa. Tuy nhiên, dưới đây là thủ tục cấp visa chung để bạn có thể tham khảo:
Xác định điểm đến: Bạn cần xác định được Quốc gia, vùng lãnh thổ mà bạn cần đến nhằm giúp bạn chuẩn bị trước về các giấy tờ, thủ tục cần có khi xin visa, vì tùy vào mỗi vùng lãnh thổ sẽ yêu cầu khác nhau về hồ sơ.
Xác định mục đích xin visa: Bạn cần xác định rõ về mục đích xin visa, bởi mỗi loại visa sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ khác nhau.
Tìm hiểu về nơi cấp thị thực: Nên tìm hiểu kỹ về nơi cấp thị thực, bởi sẽ có những quốc gia không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở Việt Nam. Khi đó, bạn cần phải đến quốc gia thứ ba có cơ quan này để xin thủ tục visa.
Hoàn thiện nộp hồ sơ và chờ lấy visa: Sau khi hoàn thiện hồ sơ thì bạn sẽ nộp đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó ở Việt Nam. Thời gian xét duyệt visa sẽ khoảng từ 3 - 21 ngày (tùy vào từng quốc gia).
Thủ tục xin cấp visa
Tổng hợp hồ sơ cần xin cấp visa
Để có được visa, người nước ngoài cần nộp đơn xin visa và thực hiện các thủ tục tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia cần đến. Và hồ sơ visa là gì? Cần những giấy tờ nào?:
Tờ khai đề nghị cấp thị thực: Điền đầy đủ thông tin cá nhân, dán ảnh 3 x 4 và có chữ kỹ của người nộp đơn.
Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh
Các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh theo quy định (giấy phép lao động, chứng minh tài chính, vé máy bay khứ hồi hoặc đặt phòng, giấy tờ chứng minh đầu tư,...)
Văn bản thông báo cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao
Các trường hợp được miễn Visa
Căn cứ vào Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019. Các trường hợp được miễn visa sẽ bao gồm:
Dựa theo điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Sử dụng thẻ tạm trú, thường trú theo quy định Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019.
Người nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại Quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam sẽ được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Dựa theo quy định về việc đơn phương miễn thị thực tại Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019.
Đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước với điều kiện: có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, không làm thương hại đến Quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam và phù hợp với chính sách phát triển, đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ.
Quyết định đơn phương miễn thị thực không quá 5 năm và xem xét gia hạn. Quyết định sẽ bị hủy bỏ nếu không đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019.
Các trường hợp được miễn visa
Một số câu hỏi thường gặp
9.1 Có bao nhiêu loại Visa?
Thực tế, có rất nhiều loại visa khác nhau, các loại visa cũng tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên, dưới đây là các loại visa phổ biến hiện nay để bạn có thể tham khảo:
Visa du học
Visa du lịch
Visa thăm thân
Visa công tác (thương mại)
Visa lao động
Visa ngoại giao
Visa tạm trú
Tùy vào mỗi quốc gia mà sẽ có các loại visa khác nhau, đa dạng
9.2 Tại sao phải xin Visa?
Visa là loại giấy phép cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước đó một cách hợp pháp được cấp bởi chính quyền của một quốc gia. Vì thế, nếu bạn muốn công tác, du lịch hoặc du học tới một quốc gia bất kỳ thì bắt buộc cần có visa để tránh tình trạng bị bắt do nhập cảnh trái phép.
9.3 Làm sao biết mình đậu Visa?
Khi bạn nộp đơn xin visa, quá trình xét duyệt và thông báo kết quả được tiến hành bởi đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia bạn đang xin visa. Thông thường, thông báo đậu/trượt visa sẽ được gửi qua email hoặc các dịch vụ chuyển phát nhanh. Hoặc bạn có thể kiểm tra trạng thái visa thông qua các website chính thức.
9.4 Thẻ Visa có phải thẻ tín dụng không?
Thực tế, thẻ visa không phải là thẻ tín dụng. Thẻ visa là loại giấy phép cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước đó một cách hợp pháp được cấp bởi chính quyền của một quốc gia. Trong khi đó, VISA tín dụng là thẻ được phát hành bởi các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, cho phép người dùng tiến hành các giao dịch mua sắm, rút tiền mặt và thanh toán trực tuyến.
Visa không phải là thẻ tín dụng
9.5 Thời hạn Visa tính từ khi nào?
Thời hạn của một visa sẽ được tính từ ngày mà visa được cấp và được ghi rõ trên thẻ visa hoặc trên giấy phép lưu trú. Thời hạn này xác định khoảng thời gian mà bạn được phép lưu trú hợp pháp tại quốc gia nhất định.
Thời hạn của visa cũng có thể được xác định bằng cách chỉ định ngày bắt đầu và ngày kết thúc của việc lưu trú được cho phép.
9.6 Visa có phải là hộ chiếu không?
Visa không phải là hộ chiếu, đây là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau. Hộ chiếu là một tài liệu xác nhận danh tính và quốc tịch của người sở hữu và được cấp bởi chính quyền quốc gia. Hộ chiếu cho phép chủ sở hữu di chuyển qua các biên giới quốc gia và được sử dụng để chứng minh quyền nhập cảnh vào một quốc gia.
Trong khi đó, Visa là một loại giấy phép hoặc nhãn được gắn vào hộ chiếu, cho phép người sở hữu hộ chiếu được nhập cảnh và lưu trú trong một quốc gia cụ thể.
Phía trên là toàn bộ về khái niệm visa là gì cũng như là thủ tục xin visa hiện nay để bạn tham khảo. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bạn khi nhập cảnh ở các quốc gia khác trên thế giới nhé!