Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tháp tài sản là gì? Vai trò và đặc điểm của tháp tài sản hiện nay

Đóng góp bởi:

Giang Dương

Cập nhật:

11/07/2023

Nếu bạn là người yêu thích đầu tư tài chính thì hẳn đã từng nghe nói đến khái niệm tháp tài sản cá nhân. Tuy nhiên khái niệm này còn tương đối mơ hồ và không phải ai cũng biết về đặc điểm của nó là gì, hay ý nghĩa ra sao, cách xây dựng như thế nào. Trong bài viết dưới đây Tikop sẽ giúp các bạn làm rõ nhé.

Tháp tài sản là gì?

Tháp tài sản là một trong những mô hình để phân chia các loại tài sản lấy ý tưởng từ mô hình kim tự tháp thực tế. Nhắc đến kim tự tháp, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại hình học có chóp cao, có đáy lớn, đỉnh nhọn - đây là mô hình có kết cấu cực kỳ mạnh mẽ và bền vững.

Mô hình này sẽ phân bổ từng loại tài sản vào từng khối khác nhau. Mỗi tầng cũng gần như tương ứng với một loại tài sản và đảm nhận một vai trò riêng biệt trong cuộc sống.

Tương tự như mô hình kim tự tháp người Ai Cập cổ đại, tháp tài sản cũng sẽ bền vững theo thời gian nhờ vào kết cấu vững chắc khi xây dựng. Với phần móng cực kỳ chắc chắn sẽ giúp nâng đỡ toàn bộ hệ thống cá tầng tháp bên trên.

Tầng đáy sẽ có diện tích to nhất, vững chắc hơn các tầng phía trên nên sẽ tạo thành một mô hình giống Kim tự tháp như thực tế. Đây được coi là nền móng vững chắc để bắt đầu xây dựng tháp tài sản, dùng đảm bảo cho các cá nhân có được mức sống cơ bản. 

Càng lên cao thì mức độ an toàn sẽ càng giảm xuống, thường chủ yếu sẽ là tập trung các khoản đầu tư mạo hiểm nhằm để gia tăng tài sản tương lai.

Tháp tài sản - Bí quyết để tự do tài chính cá nhân

Tháp tài sản - Bí quyết để tự do tài chính cá nhân

Vai trò và đặc điểm của tháp tài sản

Mô hình tháp tài sản đóng một vai trò quan trọng, mang tính chất để định hướng. Khi nhìn vào một mô hình tháp tài sản cá nhân được xây dựng rõ ràng có thể thấy được rõ ràng lộ trình mà mình cần thực hiện để đảm bảo toàn bộ khối tài sản cá nhân sẽ tăng trưởng theo đúng mục tiêu đã đặt ra ban đầu.

Khi các bạn tự xây dựng tháp tài sản, thì cá nhân, cũng như những nhà đầu tư sẽ ý thức được một cách rõ ràng về con đường để có thể đi đến thành công, tránh vội vàng trong quá trình tích lũy tài sản mà sẽ có kế hoạch cụ thể để phân phối cho đầu tư, tích lũy một cách thông minh. 

Khi các lớp tài sản cơ bản đã bắt đầu vững vàng, nó sẽ là đòn bẩy để giúp nhà đầu tư mạnh mẽ hơn khi bắt đầu tiến lên đến các tầng cao hơn.

Tuy nhiên, mặc dù đã được đánh giá rất cao nhưng đây cũng chỉ là một trong những phương pháp để quản lý tài chính cá nhân. Nếu các bạn cảm thấy việc này không phù hợp thì có thể lựa chọn triển khai theo các hình thức khác.

Dựa theo nhu cầu thực tế để cơ cấu số tầng tháp tài sản phù hợp

Dựa theo nhu cầu thực tế để cơ cấu số tầng tháp tài sản phù hợp

Các tầng của tháp tài sản

Dựa theo các nhu cầu thực tế của từng cá nhân mà có thể tiến hành phân bổ và cơ cấu số tầng trong tháp tài sản khác nhau. Tuy nhiên có một số mô hình cơ bản sẽ thường được chia tối thiểu là 4 tầng, bao gồm như sau:

Các tầng cụ thể của tháp tài sản

Các tầng cụ thể của tháp tài sản

3.1 Tầng 1: Bảo vệ

Đây được coi là tầng lớn nhất và là tầng đáy chắc chắn của tháp tài sản. Tần này sẽ đóng vai trò làm nền tảng cho toàn bộ các tầng phía trên của tháp tài sản. Tầng này sẽ bao gồm các chi phí cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn uống, hay chữa bệnh, giải trí,… 

Để xây dựng được tầng bảo vệ vững chắc, các bạn sẽ cần có một khoản tiết kiệm để có thể đảm bảo cuộc sống nếu chẳng may xảy ra rủi ro như thất nghiệp, hay tai nạn hoặc ốm đau…. Số tiền này sẽ cần phải tích lũy ít nhất phải bằng từ 3 đến 6 tháng chi tiêu tối thiểu của bản thân bạn.

3.2 Tầng 2: Lập kế hoạch

Tầng lập kế hoạch sẽ là một trong những tầng được xây dựng dành cho một mục đích kế hoạch tài chính cụ thể nào đó. Chẳng hạn như các bạn đang có kế hoạch xây nhà, mua xe, đầu tư giáo dục cho con hay xây dựng một quỹ hưu trí sau này cho bản thân. 

Mặc dù tầng này gần như không ảnh hưởng đến sự sống còn của bạn như tầng bảo vệ nhưng nó cũng sẽ giúp các bạn sống có kế hoạch hơn.

3.3 Tầng 3: Mục tiêu ưu tiên

Đây là một trong những tầng tài sản tạo ra nguồn thu nhập thụ động để các bạn có thể hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn. Bạn có thể xây dựng thêm các khoản đầu tư vào cổ phiếu, hoặc trái phiếu, hay các chứng chỉ quỹ,… gia tăng tài sản để phục vụ cho các mục tiêu ưu tiên. 

Chẳng hạn các bạn đang muốn có 500 triệu để đưa cả gia đình du lịch nước ngoài vào năm bạn đạt 40 tuổi, hay mong muốn có thể sở hữu một căn nhà nhỏ với giá 1,2 tỷ vào năm 35 tuổi,…

Từ các mục tiêu cụ thể đó bạn sẽ có thể chia nhỏ nó ra để có thể dễ dàng từng bước thực hiện.

3.4 Tầng 4: Tài sản để lại

Sau khi đã có được những khoản lợi nhuận từ trên tầng 3, tầng 4, các bạn sẽ có thể bắt đầu thiết lập một quỹ tài chính để làm tài sản có thể để lại cho thế hệ sau. 

Các cá nhân có được nguồn lực tài chính tốt hơn sẽ có thể tham gia những hoạt động từ thiện, gây quỹ đóng góp cho cộng đồng.

Cách xây dựng tháp tài sản hiệu quả

Để xây dựng được một tháp tài sản thông minh, cá nhân sẽ cần phải dựa vào nhu cầu của mình để tiến hành phân chia khối tài sản vào các tầng lớp trong tháp theo 5 loại như sau đây:

Xác định các loại tài sản để xây dựng tháp tài chính an toàn

Xác định các loại tài sản để xây dựng tháp tài chính an toàn

4.1 Lớp tài sản vô hình

Tài sản vô hình phải kể đến đó là: kiến thức, kỹ năng, hay kinh nghiệm, cùng các mối quan hệ… là những thứ mà các bạn không thể nhìn thấy, không sờ được nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ là nền tảng để có thể tạo ra các loại tài sản hữu hình trong tương lai.

Loại tài sản này không tự nhiên có được mà sẽ phải trải qua quá trình rèn luyện, va vấp thì mới có thể tạo ra cũng như phát triển được.

4.2 Lớp tài sản bảo vệ

Tài sản bảo vệ là một trong những loại tài sản dùng cho các mục đích dự phòng trong trường hợp cá nhân xảy ra một số rủi ro, biến cố từ trong cuộc sống như bệnh tật, hoặc thất nghiệp… 

Đây được coi là một số tiền tiết kiệm (tiền mặt, hay vàng, hoặc bất động sản, cũng có thể là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt) để các bạn có thể sử dụng vào những lúc khó khăn.

4.3 Lớp tài sản tạo thu nhập

Đây là một trong những lớp tài sản trực tiếp tạo ra nguồn thu nhập cho các bạn như: Tiền thu về từ việc cho thuê nhà, tiền lãi từ các khoản gửi tiết kiệm, tiền cổ tức từ doanh nghiệp chi trả đều đặn hàng năm cho cổ đông, tiền lãi từ các hoạt động kinh doanh hiện tại…

4.4 Lớp tài sản tăng trưởng

Lớp tài sản này thường sẽ là các khoản đầu tư với mục đích chính là tăng trưởng, kiếm thêm lợi nhuận như: Đầu tư vào chứng khoán, đầu tư thu mua bất động sản, hoặc tiền cho vay… Các khoản đầu tư này sẽ thường đi kèm với một số các loại rủi ro tài chính tương ứng.

4.5 Lớp tài sản mạo hiểm

Lớp tài sản mạo hiểm sẽ là lớp trên cùng, được phân bổ vào những kênh đầu tư có nhiều rủi ro như: tiền mã hóa, hoặc các loại chứng khoán phái sinh… 

Tuy ẩn chứa khả năng rủi ro cao nhưng nguồn lợi nhuận thu được đến từ kênh đầu tư này cũng sẽ tương đối cao, có thể làm tăng tài sản lên gấp nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.

Tháp tài sản có ý nghĩa thế nào cho quá trình đầu tư tài chính?

Như đã đề cập ở phần thông tin trên, tháp tài sản sẽ được phân chia thành các tầng rõ ràng với mỗi độ rộng khác nhau. Hơn nữa diện tích cụ thể của mỗi tầng trong kim tự tháp này cũng thể hiện được sự ưu tiên và tỷ trọng của mỗi loại tài sản thuộc vào tổng tài sản của bạn. 

Xây dựng tháp tài sản có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ giúp quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Đồng thời xây dựng lên kế hoạch tài chính ổn định cho thời điểm hiện tại, hoặc là vào thời điểm tương lai.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân còn được đánh giá là vô cùng quan trọng. Với kỹ năng này các bạn sẽ có thể cân bằng chi tiêu và đầu tư trong cuộc sống, đồng thời không phải rơi vào tình trạng đầu tháng nặng túi, cháy túi khi chẳng may có việc đột xuất xảy ra.

Tháp tài sản còn mang theo một ý nghĩa lớn trong việc phân bổ các số tiền chi tiêu sao cho hợp lý. Nếu như trước đây các bạn kiếm ra tiền nhưng không biết sắp xếp các khoản chi tiêu, hay đầu tư, hoặc tiết kiệm vào đâu hợp lý. 

Vậy thì khi xây dựng nên tháp tài sản các bạn sẽ biết được cách để phân bổ nguồn thu nhập đúng nơi, đúng chỗ. Từ đó sẽ xây dựng được một hệ thống nền móng tài chính vững vàng cho tương lai sau này.

Ý nghĩa của tháp tài sản

Ý nghĩa của tháp tài sản

Ưu và nhược điểm của tháp tài sản

Để áp dụng tháp tài sản vào công việc quản trị tài chính được hiệu quả hơn, thì các bạn cần phải hiểu rõ các ưu và nhược điểm của loại hình tháp này. Cụ thể như sau: 

Ưu nhược điểm của tháp tài sản

Ưu nhược điểm của tháp tài sản

6.1 Ưu điểm

Tháp tài sản là một trong những phương pháp để mỗi người có thể xây dựng và phân bổ hợp lý nguồn tài chính phù hợp cho bản thân được sống thoải mái. Bồi dưỡng từng tầng theo lộ trình ngày càng bền vững để hướng đến mục tiêu tự do tài chính. 

Nó sẽ nhắc nhở các bạn nên dành thêm thời gian nhiều hơn cho những loại tài sản ở tầng phía dưới trước rồi mới tiến tới phát triển các tầng tiếp theo. Mô hình tháp này rất hữu ích cho những ai đang không có kế hoạch chi tiêu, cũng như tích lũy, hay đầu tư hợp lý cho cá nhân.

Thông qua tháp tài sản, các bạn cũng sẽ rõ ràng hơn trong việc bắt đầu tiết kiệm, đầu tư, cũng như tích lũy tài sản. Bạn sẽ không phải tiêu tốn quá nhiều thời gian cho việc lựa chọn để tiết kiệm hay đầu tư với một khoản tiền cụ thể. 

Đi theo đúng một lộ trình của tháp tài sản, khả năng tài chính của các bạn sẽ ngày được đảm bảo sự ổn định và phát triển cao hơn.

6.2 Nhược điểm

Tháp tài sản cũng chỉ là một trong rất nhiều các phương pháp tài chính cá nhân khác. Ở tại phương pháp này đòi hỏi các bạn sẽ phải có quá trình đi lâu dài và có cho mình nguyên tắc cụ thể thì mới nhận được thành quả. 

Nếu các bạn chọn sai phương pháp ngay từ lúc bắt đầu hay lên kế hoạch không chính xác sẽ mất rất nhiều thời gian cho mình cũng như phải phân bổ lại nguồn chi tiêu sao sao cho cân đối nhất. 

Mô hình tháp tài sản gần như không quy định rõ ràng về hạn mức cho từng tầng. Khi nào các tầng tài sản vô hình, cũng như tài sản bảo vệ và tài sản thu nhập được gọi là ổn định để có thể phát triển tầng tiếp theo? 

Do đó, các bạn sẽ phải tự mình cân bằng, điều chỉnh toàn bộ các khoản mục tài sản của mình. Quá trình đó sẽ có thể xảy ra sai sót khiến cho tháp tài sản có thể không được bền vững.

Hy vọng với các thông tin trong bài viết trên đây của Tikop đã giúp bạn hiểu được tháp tài sản là gì? Cùng với đó là những thông tin liên quan để cân nhắc cũng như tạo nên cho mình một tháp đầu tư cá nhân phù hợp nhất với bản thân. Đảm bảo tránh xa những rủi ro không đáng có sẽ xảy ra, đồng thời không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Cách thức xây dựng tài chính cá nhân

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Cách thức xây dựng tài chính cá nhân

Để thực sự thành công trong lĩnh vực tài chính cá nhân, bạn phải thành thục ba kỹ năng . Cùng Tikop tìm hiểu 3 kỹ năng này là gì để giúp cải thiện tài chính cá nhân nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

Người Do Thái chỉ chiếm 0.3% dân số thế giới nhưng nắm giữ đến 30% tài sản trên toàn thế giới. Bạn sẽ học được gì ở họ? Hãy chiêm nghiệm 5 bài học đắt giá của họ sau đây cùng Tikop

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024

Các thói quen khiến bạn "nghèo vẫn hoàn nghèo"

KINH NGHIỆM VÀ CHIA SẺ

Các thói quen khiến bạn "nghèo vẫn hoàn nghèo"

Mỗi người có 1 cách làm giàu riêng: Người đầu tư vào Bitcoins, người lao vào làm việc để kiếm tiền. Tuy nhiên, có rất nhiều thói quen cản trở chúng ta không thể tiết kiệm được tiền để trở thành người giàu có. Cùng Tikop "tạm biệt" 5 thói quen xấu dưới đây để chúng ta có thể trở thành những nhà quản lí tài chính cá nhân thông thái.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023