Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Đóng góp bởi:

Quỳnh Nguyễn Như

Cập nhật:

20/02/2024

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

Phương pháp Kakeibo - Cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật

Nguồn gốc phương pháp Kakeibo

Phương pháp Kakeibo có nguồn gốc từ nước Nhật, do nữ nhà báo Hani Motoko sáng tạo vào năm 1904. Kakeibo theo tiếng Nhật có nghĩa là quyển sổ gia đình. Với phương pháp này, tác giả mong muốn giúp phụ nữ Nhật nói chung và các phụ nữ khác biết cách trang trải cuộc sống, kiểm soát được tài chính của gia đình ở trạng thái cân bằng.

Từ ngày công bố đến nay, phương pháp Kakeibo nhận được sự ủng hộ từ nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới. Hiệu quả mà Kakeibo được công nhận và áp dụng ngày càng rộng rãi. Thống kê từ việc áp dụng phương pháp Kakeibo, bạn có thể tiết kiệm được 35% tổng thu nhập của gia đình hoặc thu nhập cá nhân. 

Phương pháp Kakeibo có nguồn gốc từ nước Nhật

Phương pháp Kakeibo có nguồn gốc từ nước Nhật

Cơ chế hoạt động của sổ Kakeibo

Cơ chế hoạt động của số Kakeibo theo một chu trình gồm 4 câu hỏi:

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ làm gì để cải thiện?

Dễ dàng nhận thấy, 4 câu hỏi của Kakeibo đã trả lời cho vấn đề tài chính của cá nhân cũng như của hộ gia đình. Việc bạn có câu trả lời đồng nghĩa với việc kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân, gia đình.

Bạn sẽ thực hiện phương pháp Kakeibo vào đầu mỗi tháng, sau đó, đến cuối tháng tổng kết lại. Bạn sẽ biết rõ việc thu chi của mình. Từ đó đưa ra nhận định, cải thiện cho những tháng tiếp theo.

Phương pháp Kakeibo khác gì với các cách tiết kiệm tiền khác của người Nhật

Điều khiến phương pháp Kakeibo khác với các cách tiết kiệm tiền của người Nhật nằm ở câu hỏi thứ 4 “Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?” bởi vì câu hỏi này sẽ giúp bạn nhìn ra những vấn đề trong chi tiêu của bản thân và chủ động cải thiện vào tháng tới.

Ngoài ra, có thể nhận thấy, đúng như tên gọi của mình, phương pháp Kakeibo được thực hiện đơn giản và tiện lợi ngay trên 1 quyển sổ. Bạn sẽ viết các chi tiêu ra sổ bằng tay mà không cần đến máy móc gì phức tạp để hỗ trợ khi áp dụng cả, điều này sẽ giúp bạn viết xuống sổ và nhìn thấy được những chi tiêu thực tế mà bản thân đã sử dụng.

Thêm vào đó, có thể một số phương pháp sẽ yêu cầu về đối tượng áp dụng, điều kiện áp dụng. Còn phương pháp Kakeibo thì không. Bạn luôn luôn có thể áp dụng phương pháp này bất cứ lúc nào. Càng áp dụng sớm bạn càng biết cách chi tiêu tài chính thông minh, khoa học và hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Gửi tiết kiệm tích lũy là gì? Ưu điểm so với gửi tiết kiệm thường

Cách tiết kiệm tiền của người Nhật với phương pháp Kakeibo

Cùng tìm hiểu cách tiết kiệm tiền có tuổi đời hàng trăm năm của người Nhật – Kakeibo theo hướng dẫn sau đây:

Chuẩn bị

  • Bạn nên có một quyển sổ trắng để ghi chép đầy đủ.
  • Bảng 4 câu hỏi đã được nêu ở phía trên.

Cách thực hiện

Bước 1: Đầu tiên, hãy ghi chép thật cẩn thận tất cả những khoản tiền mà bạn có được, liệt hết những chi phí cố định bắt buộc phải chi như tiền điện, tiền nước, tiền nhà trọ,… Sau đó lấy 2 con số trừ cho nhau để biết được chính xác số tiền bạn có được là bao nhiêu để chi tiêu trong tháng. Đây nội dung cho câu hỏi thứ nhất “Bạn có bao nhiêu tiền” trong 4 câu hỏi của cách tiết kiệm tiền của người Nhật bằng phương pháp Kakeibo.

Bước 2: Câu hỏi thứ 2 “Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu”, hãy trích một số tiền ở bước trên để tiết kiệm cho bản thân. Nhất định, không dùng số tiền này cho bất cứ mục đích nào. Số tiền là do bạn chọn lựa, ví dụ 5 triệu, 10 triệu hoặc 5%, 10% trên tổng số tiền của bước 1.

Bước 3: Tiếp tục, liệt kê việc sử dụng số tiền còn lại của bản thân bạn. Thông thường nhu cầu tiêu dùng tài chính sẽ tập trung ở 4 vấn đề chính:

  • Sinh hoạt phí: là khoản tiền liên quan đến sinh hoạt của bạn hàng ngày bao gồm: tiền ăn sáng, tiền đi chợ, tiền đi xe bus, tiền cắt tóc, tiền gội đầu, tiền điện thoại, tiền xăng xe, tiền thuốc,… 
  • Mua sắm: quần áo, thiết bị đồ dùng, mỹ phẩm,…
  • Giải trí: xem phim, du lịch, sách, đồ chơi… 
  • Chi phí khác: ma chay, cưới hỏi, thôi nôi, đầy tháng, quyên góp… 

Bước 4: Xác định mục tiêu tài chính trong tháng của bạn. Mục tiêu này nên cụ thể bằng số tiền. Ví dụ: 10 triệu để đi du lịch hè, 10 triệu để mua tivi mới,… Bạn có bao nhiêu mục tiêu thì ghi hết ra. Sau đó cộng lại con số tổng cần phải tiết kiệm trong tháng.

Bước 5: Thiết lập cam kết. Cam kết để cải thiện được tình hình tài chính, hoặc mang lại biện pháp tài chính tốt hơn. Ví dụ: thay vì ăn ngoài bạn sẽ tự nấu ăn, đồ cũ sẽ được thanh lý chứ không vứt bỏ, tìm kiếm nơi bán hàng rẻ hơn… 

Bước 6: Tổng kết lại việc chi tiêu của bạn. So sánh con số chi tiêu thực tế cùng số tiền bạn tiết kiệm thêm được. Bước này, không tính khoản tiết kiệm tiền ở bước 2. 

Bước 7: Tìm hiểu sự chênh lệch, điểm cần điều chỉnh, điểm thiếu hợp lý để tiếp tục chuẩn bị cho tháng sau.

Phương pháp Kakeibo phù hợp với ai nhất?

Phương pháp Kakeibo không có sự giới hạn với đối tượng áp dụng. Nhưng sẽ là tối ưu và hiệu quả hơn cho những ai đang có nguồn thu nhập tài chính để có cơ sở thực hiện. 

Ngoài ra, cách tiết kiệm tiền của người Nhật này sẽ hợp với những người có thói quen tiêu dùng không kiểm soát, không có kế hoạch mục tiêu cụ thể. Kakeibo cũng sẽ đặc biệt thích hợp cho những ai có tính nghiêm túc, kỷ luật và chân thật. Vì tất cả quá trình tiết kiệm theo Kakeibo đều là do bạn chủ động kê khai các khoản tài chính.

>>> Xem thêm: Chiến thuật tiết kiệm giúp bạn "tích tiểu thành đại"

Phương pháp Kakeibo không có sự giới hạn với đối tượng áp dụng

Phương pháp Kakeibo không có sự giới hạn với đối tượng áp dụng

Phương pháp Konmari - Loại bỏ đồ không cần thiết

Phương pháp Konmari là gì?

Phương pháp KonMari xuất phát từ Nhật Bản và là một phương pháp dọn dẹp, sắp xếp. Được lan truyền trên toàn thế giới, phương pháp này đã truyền cảm hứng cho nhiều người nhờ tính hiệu quả và ý nghĩa sâu sắc trong quá trình thực hiện. Bằng cách áp dụng phương pháp này, việc dọn dẹp không còn là nỗi ác mộng mà trở thành niềm vui cho người thực hiện.

Phương pháp KonMari tập trung vào một câu hỏi đơn giản: Đồ vật này có mang lại niềm vui thật sự không? Bằng cách trả lời câu hỏi này, bạn có thể đánh giá giá trị của món đồ. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng quyết định liệu có nên giữ lại hay loại bỏ món đó. Đây là bí quyết cốt lõi của phương pháp KonMari.

>>> Xem thêm: 7 loại tiền không nên tiết kiệm để có cuộc sống tốt hơn

Nguyên tắc áp dụng

Dọn dẹp theo thứ tự 

Marie Kondo đã đề xuất một thứ tự tối ưu trong việc sắp xếp các đồ vật như sau:

  • Quần áo.
  • Tập sách.
  • Tài liệu.
  • Đồ linh tinh khác.
  • Đồ vật kỉ niệm. 

Dọn dẹp theo danh mục đồ đạc

Phương pháp KonMari tập trung vào việc phân loại các đồ vật theo từng nhóm và tối ưu hóa từng nhóm đó. Bằng cách làm này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát số lượng đồ vật trong ngôi nhà. Điều này cho phép bạn đánh giá lại nhu cầu thực tế và đưa ra quyết định hợp lý về việc giữ lại hoặc loại bỏ.

Sử dụng hộp thay cho tủ để lưu trữ đồ đạc

Với phương pháp KonMari, các tủ sẽ dần được thay thế bằng các hộp, giúp tiết kiệm diện tích trong không gian sống. Đồng thời, việc phân chia đồ đạc vào các hộp sẽ giúp bạn cố định chúng một cách tốt hơn. Mỗi chiếc hộp sẽ có nhiệm vụ riêng, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết.

Spark Joy

Phương pháp này tập trung vào một câu hỏi cốt lõi: Món đồ này có còn đem lại niềm vui cho bạn hay không? Bằng nguyên tắc "Spark Joy," bạn có thể dễ dàng tối ưu không gian sống của mình bằng cách loại bỏ những món đồ không mang lại giá trị. Việc từ bỏ không có nghĩa là lãng phí, ngược lại, nó giúp bạn cân bằng cuộc sống và hạn chế thói quen mua sắm "vô tội vạ" - một yếu tố dẫn đến sự lãng phí mà bạn cần chú ý.

Bỏ đi những món đồ không quan trọng

Phương pháp KonMari là một phương pháp hướng dẫn và rèn luyện bạn trong việc buông bỏ những thứ không cần thiết. Vì vậy, hãy áp dụng và kết hợp các quy tắc này với nhau. Điều này không chỉ giúp bạn tối ưu không gian sống của mình mà còn mang đến những bài học giá trị khác.

Ứng dụng phương pháp Konmari trong việc việc tiết kiệm

  • Xác định mục tiêu: Thay vì dùng nhiều tài nguyên để thực hiện tất cả mục tiêu, việc xác định những mục tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp loại bỏ công việc không cần thiết, từ đó tập trung vào những công việc mang lại kết quả tốt hơn với ít thời gian và chi phí hơn.
  • Tổ chức tài liệu khoa học: Một trong những nguyên nhân gây tăng chi phí là sự lãng phí trong quá trình vận hành. Bằng cách tổ chức tài liệu khoa học, đồng bộ hóa giữa các phòng ban và sử dụng cùng một nền tảng, bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm tài liệu khi cần thiết. Việc tổ chức khoa học như vậy giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tập trung vào các công việc tăng doanh số.
  • Giữ mọi thứ gọn gàng: Sẽ rất tốt nếu mọi thứ được giữ gọn gàng và sạch sẽ ở đúng vị trí của chúng. Một môi trường luôn sạch sẽ và gọn gàng sẽ giúp tất cả nhân viên có động lực làm việc.

Phương pháp Konmari - Loại bỏ đồ không cần thiết

Phương pháp Konmari - Loại bỏ đồ không cần thiết

Tiết kiệm trong thói quen sinh hoạt

Tiết kiệm chi phí ăn uống

Trong việc tiết kiệm chi phí ăn uống, một số biện pháp có thể được áp dụng. Thay vì ăn ngoàivới mỗi suất 25.000 - 50.000 VNĐ/bữa, nấu ăn tại nhà là một lựa chọn tiết kiệm và lành mạnh. Lập kế hoạch mua sắm thông minh, tận dụng các nguồn thực phẩm giá rẻ và chuẩn bị bữa ăn trước cũng giúp giảm chi phí ăn uống.  

Tiền kiệm chi phí điện nước

Để tiết kiệm chi phí điện nước, hãy chú trọng vào việc sử dụng năng lượng một cách thông minh. Tắt đèn và thiết bị điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên và sửa chữa các hỏng hóc trong hệ thống cấp nước là những biện pháp cơ bản để giảm tiêu thụ và tiết kiệm chi phí.

Tiết kiệm chi phí mua sắm

  • Tạo danh sách mua sắm trước: Trước khi đi mua sắm, người Nhật thường tạo ra một danh sách các mặt hàng cần thiết.
  • Không bị ảnh hưởng bởi chương trình giảm giá: Người Nhật không mua những món đồ không cần thiết chỉ vì chúng giá rẻ.
  • Ghi chú tự nhắc nhở: Người Nhật thường ghi chú nhắc nhở bằng giấy dán vào ví tiền hoặc thẻ tín dụng để nhắc nhở bản thân về việc chi tiêu hợp lý.
  • Xem xét mua sản phẩm sau 24 giờ: Một cách tiết kiệm tiền của người Nhật là họ sẽ dành ít nhất 24 giờ để xem xét, đánh giá khả năng chi trả và mức độ cần thiết của sản phẩm trước khi quyết định mua.

Tiết kiệm chi phí di chuyển

Người Nhật thường được liên tưởng đến hình ảnh của những người đi bộ, sử dụng xe đạp trên các con đường và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm để di chuyển trên các quãng đường xa. Đây là một cách tiết kiệm tiền cho việc đi lại và đồng thời có lợi cho sức khỏe..

Tiết kiệm thời gian

Với người Nhật, thời gian được coi là tiền bạc. Do đó, họ không bao giờ lãng phí thời gian và tận dụng mọi khoảnh khắc có thể. Họ tin rằng bỏ lỡ thời gian cũng chính là bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền.

Tiết kiệm trong thói quen sinh hoạt giúp bạn có khoản dự phòng an toàn

Tiết kiệm trong thói quen sinh hoạt giúp bạn có khoản dự phòng an toàn

Cuốn sổ giàu có Kakeibo” đã giúp nhiều có được tài chính rủng rỉnh còn bạn thì sao? Bạn có định bỏ lỡ cơ hội học thêm cách tiết kiệm tiền của người Nhật nổi tiếng ở quy mô toàn cầu này không? Cùng theo dõi những bài viết về thu nhập và chi tiêu của Tikop trong những lần sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 lọ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

18/01/2024

Những ý tưởng đầu tư độc đáo của giới trẻ thành công hiện nay

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Những ý tưởng đầu tư độc đáo của giới trẻ thành công hiện nay

Xu hướng kinh doanh của giới trẻ là gì? Xu hướng kinh doanh của giới trẻ có thể hiểu là các mô hình kinh doanh, cách kinh doanh được nhiều bạn trẻ hiện nay ưa chuộng và theo đuổi.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024